Tin tức

Tin Công nghệ

Hội thảo Future Grid Vietnam Forum 2019

Hội thảo Future Grid Vietnam Forum 2019.

Thời gian: 7-8/11/2019.

Địa điểm: Khách sạn Le Méridien Saigon, thành phố Hồ Chí Minh.

Đơn vị tổ chức: OnSight Group.

Hội thảo Tương lai Lưới điện Việt Nam 2019 đề cập đến việc phát triển mới nhất lĩnh vực lưới điện Việt Nam, chính sách và quy định Chính phủ, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về vạch kế hoạch phát triển lưới điện, quản lý và vận hành, công nghệ mới sáng tạo hỗ trợ các Công ty Điện lực. Là nơi hội tụ khoảng 150 nhân viên Chính phủ, Công ty Điện lực, Năng lượng, hãng cung cấp hàng đầu thế giới trao đổi cùng hợp tác vì tương lai ngành năng lượng.

Các vấn đề đề cập:

- Các chính sách và quy định.

- Hoạch định và Triển khai hạ tầng truyền tải và phân phối điện.

- Vận hành và quản lý lưới điện.

- Chuyển đổi số hoá phát điện, truyền tải và phân phối.

- Lưới điện thông minh smart grid, năng lượng thông minh và hạ tầng đo điện tiên tiến AMI.

- Năng lượng tái tạo, lưu trữ năng lượng, micro-grid, EV charging.

- Nguy cơ an ninh mạng với lưới điện tương lai.

Diễn giả đến từ:

- Bộ công thương.

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN.

- Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia EVN NPT.

- Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện quốc gia EVN NLDC.

- Tổng công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC).

 - TNB

- Meralco

- EGAT

- PT PLN

- Electricity Supply Enterprise, Myanmar

- PEA

- TaTa Power-DDL

- CLP Hongkong

- China Southern Power Grid

- NGCP, Philippines

Tháng 2/2019 công suất phát điện cả nước khoảng 50.3 GW. Cuối năm 2019 dự kiến sẽ có bổ sung lên lưới 400 MW năng lượng gió và 2000 MW năng lượng mặt trời. Những khó khăn và cách giải quyết với sự xuất hiện của các nguồn năng lượng tái tạo mới này,  và thác thức công ty điện lực phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ được đề cập trong hội thảo này.

Hội thảo APCC 2019 thúc đẩy công nghệ cho thành phố thông minh

<

Hội thảo lần thứ 25 Châu Á Thái Bình Dương về Viễn thông ( Asia-Pacific Conference on Communications  - APCC) sẽ diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 2019. Chủ đề hội thảo năm nay là “Thúc đẩy công nghệ cho Thành phố Thông minh”. Ngoài các phần trình bày về kỹ thuật hội thảo còn có trao đổi kinh nghiệm triển khai thực tế và toạ đàm.

APCC 2019 được hỗ trợ bởi tổ chức tiêu chuẩn quốc tế IEEE COMSOC. Các báo cáo kỹ thuật sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế này.

Được thành lập từ năm 1993, APPC là diễn đàn cho nhà nghiên cứu và kỹ sư trong vùng châu Á Thái Bình Dương trình diễn công nghệ tiên tiến về công nghệ viễn thông và dịch vụ, là cầu nối kết nối với công nghệ thế giới.

Hàng không sử dụng RFID dò tìm hành ký

<

Hãng hàng không Pháp AirFrance và nhân viên cảng hàng không bắt đầu áp dụng RFID trong công tác quản lý hành lý tại sân bay Charles de Gaulle (CDG) từ năm 2020. Dự án đang được triển khai tại nhà ga và hệ thống phân loại hành lý. Khoảng 8 triệu túi hành lý sẽ được gắn thẻ RFID để theo dõi sau khi gửi từ năm 2020. Mục tiêu làm giảm thời gian chờ, chuyển trung gian cho hành khác.

AirFrance không phải là hãng đầu tiên sử dụng RFID cho dò tìm hành lý. Trước đó Delta Air Lines đã đầu tư sử dụng RFID cho dò tìm hành lý từ năm 2016. Khoản đầu tư đó đã chứng tỏ đươc hiệu quả: hành lý không bị chuyển nhầm và thất lạc, hành khách hài lòng hơn với dịch vụ, chi phí bồi thường do chậm và muộn giảm mạnh. 

Hiệu quả đầu tư của Delta dẫn đến việc năm 2018, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association IATA) đã đưa ra khuyến nghị IATA Resolution 753 mục tiêu 80% hành lý sẽ sử dụng thẻ RFID đến năm 2020. Tại đại hội thường niêm IATA 2019 đã nhất trí quan điểm này từ tất cả các thành viên.

IATA đưa ra danh sách 74 sân bay cần áp dụng công nghệ RFID để thẻ RFID hành lý có thể sử dụng trên toàn cầu. Rất may mắn là việc này chỉ yêu cầu nâng cấp hệ thống phân loại hành lý mà không cần phải thay mới. IATA lưu ý thẻ RFID làm tăng 10-20% độ chính xác cho hệ thống phân loại hành lý.

Danh sách 18 đối tác chiến lược triển khai RFID dò tìm hành lý của IATA: ARINC (Rockwell Collin), Avery Dennison, SITA, Toyo Kanetsu Toyo Kanetsu Solutions K.K., Vanguard ID Systems, Zafire, Amadeus IT Group SA, Brock Solutions Inc, ...