Tin tức

Tin tức

Dừng thu phí với trạm không sử dụng thu phí không dừng từ 31/12/2019

Chính phủ vừa có thông báo số 385/TB-VPCP ngày 29/10/2019 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình thực hiện và các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện một số dự án hạ tầng giao thông cấp bách của Bộ Giao thông vận tải. Với việc triển khai thu phí không dừng Chính phủ yêu cầu Bộ giao thông và các địa phương thực hiện nghiêm Nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của UBTV Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng 07/2017/QĐ-TTG năm 2017, chỉ thị 06/CT-TTG năm 2018 công điện 849/CĐ-TTG ngày 15/7/2019, cương quyết dừng thu phí với các trạm chưa chuyển sang thu phí tự động không dừng chậm nhất 31/12/2019.

Việc thu phí tự động không dừng sử dụng công nghệ hiện đại trong giao thông thông minh sẽ đem lại minh bạch nguồn thu của các dự án giao thông, giảm thời gian chờ đợi của lái xe khi đi qua trạm thu phí, giảm chi phí vận hành trạm. Việc triển khai thu phí tự động không dừng vẫn còn chậm do vướng mắc giữa nhà đầu tư dự án giao thông, nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng về quyền thu phí, mức phí, chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng và công nghệ kết nối. Hiên nay chỉ có 2 nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng, làm giảm tính cạnh tranh, tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa hai bên cũng còn nhiều vướng mắc. Chủ đầu tư dự án giao thông sẽ phải chuyển quyền thu phí sang cho nhà cung cấp dich vụ thu phí không dừng. Về mặt công nghệ hệ thống hoạt động còn nhiễu lỗi phát sinh khi sử dụng, lỗi liên kết với thẻ ngân hàng. Lái xe không có thẻ thu phí không dừng hoặc thẻ thu phí không dừng hết hạn không có tiền chạy vào làn thu phí không dừng để trốn vé. Thiết bị thu tín hiệu thu phí không dừng lo lỗi vật tư thiết bị hoặc bảo dưỡng dẫn đến việc nhận dạng thẻ xe đi qua bị bỏ sót. Công nghệ RFID thụ động thuận tiện nhưng sẽ gặp khó khăn khi xe chạy với tốc độ trên 40 km /h qua trạm thu phí.

Cũng theo thông báo này dự án đường sắt độ thị Cát Linh - Hà Đông sẽ xem xét sớm đưa vào vận hành nếu đảm bảo an toàn tuyệt đối, những sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Xem xét việc chuyển chủ đầu tư tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi từ Bộ Giao thông Vận Tải sang UBND Thành phố Hà Nội.   

20/11/2019

Công ty cổ phần BOT Pháp Vân Cầu Giẽ thông báo đã lắp đặt xong thiết bị thu phí không dừng và thử nghiệm với VETC. Từ tháng 12/2019 Công ty sẽ dành ra 2 làn cho thu phí không dừng. Xe không có thẻ thu phí không dừng RFID chạy vào làn thu phí không dừng sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng theo lỗi không tuân thủ biển báo tín hiệu giao thông.

16/03/2020

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ được tổ chức chiều 16/3, để bàn về phương án tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng giai đoạn II, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GTVT và các bộ, đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 08/TB-VPCP ngày 9/1/2020, hoàn thành giai đoạn 2 việc thu phí sử dụng đường bộ bằng hình thức điện tử không dừng trên toàn quốc ngay trong năm 2020.

Theo thông báo 08/TB-VPCP thì theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Chính phủ đồng với dự án Thu phí đường bộ giai đoạn 2 "BOO2" Viettel phải nắm giữ tỷ lệ trên 50% vốn điều lệ trong liên danh vận hành dự án (liên danh Viettel-Vietinf-VVT-ITD).

.
 
 

JOGMEC, Idemitsu ký hợp đồng thăm dò với PVEP

Cơ quan Quản lý Quốc gia về Dầu, Khí và Kim loại Nhật Bản (JOGMEC), Idemitsu Kosan Co. đã ký với Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) hợp đồng thăm dò tìm kiếm dầu khí trong vùng biển Việt Nam. Jogmec hy vọng hợp đống ký ngày 4 tháng 2 sẽ thúc đẩy chặt chẽ hơn quan hệ hợp tác hợp tác Việt Nam Nhật Bản. Các điều khoản của hợp đồng đều không được tiết lộ.

Từ 16/02/2020 đến ngày 23/02/2020, Đoàn công tác của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) do Chủ tịch HĐTV Trần Hồng Nam dẫn đầu đã có chuyến công tác tới Nhật Bản tham dự Chương trình “Xây dựng năng lực dầu mỏ về an ninh năng lượng 2020” do Cơ quan Quản lý Quốc gia về Dầu, Khí và Kim loại Nhật Bản (JOGMEC) tổ chức. Tại các buổi làm việc, PVEP và các đối tác đã chia sẻ cởi mở về định hướng hoạt động trong ngắn hạn và dài hạn cũng như cơ hội hợp tác trong các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam và các nước. Với tư cách các nhà đầu tư lâu năm tại Việt Nam, các đối tác JX NOEX, Idemitsu đã khẳng định kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh các dự án hiện có tại Việt Nam và nỗ lực tìm kiếm, phát triển các dự án mới. Trong khi đó, JOGMEC – đối tác tiềm năng của PVEP không chỉ ở các dự án trong nước mà còn với các dự án quan trọng ở nước ngoài, cũng cho biết luôn sẵn sàng triển khai các hoạt động cũng như tài trợ cho các công ty dầu khí Nhật Bản tiếp tục thực hiện các dự án nghiên cứu thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam.

Saibu Gas mua cổ phần PVGASD

Ngày 24/12, Công ty Saibu Gas Nhật Bản tuyên bố sẽ đầu tư vào công ty cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu Khí Việt Nam (PVGASD) bằng việc mua lại 21% cổ phần. Đây là lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài của Saibugas.

PVGASD có đường dẫn ống khí gas từ các mỏ ngoài khơi cho khách hàng công nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2017, Tokyo Gas đã mua lại 24.9 % cổ phần của Công ty. Doanh thu đến tháng 12 năm 2018 của Công ty khoảng 8155 tỷ đồng.

6/3/2020 Saibu Gas và Novatek thành lập liên doanh

Saibu Gas và Novatek dự kiến thành lập liên doanh đầu tư mở rộng kho cảng khí hoá lỏng LNG Hibiki tại thành phố KITAKYUSHU, Nhật Bản vào tháng 3 năm nay. Trụ sở liên doanh sẽ đặt tại Singapore nhằm phân phối khí hoá lỏng do Novatek khai thác tại các nhà máy Bắc Cực, chuyển đến kho vận Hibiki và phân phối cho thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam). Tỷ lệ trong liên doanh Novatek chiếm 51%, Saibu Gas chiếm 49%.

Kho Hibiki được xây dựng vào năm 2014 với sức chứa 360 ngàn tấn. Saibus dự kiến sẽ đầu tư khoảng 30 tỷ yên (6.610 tỷ VNĐ) để xây dựng cơ sở hạ tầng lên 330 ngàn mét vuông. Xuất khẩu khí hoá lỏng của Nga sang Châu Áu đã tăng 58% lên 26 tỷ mét khối. Việc đầu tư kho chứa tại Kitakyushu giúp việc cung cấp cho khách hàng được linh hoạt hơn.

Chuyên mục phụ