Sau đây là cuộc trao đổi giữa ông Norbert Gaus và phóng viên về hướng phát triển của Siemens Y tế tại Việt Nam.
- Ông có thể cho biết vài nét khái quát về Siemens Y tế trên thế giới và tại Việt Nam?
Ông Norbert Gaus: Siemens Y tế đã có trên 130 năm kinh nghiệm đóng góp vào việc cải thiện sức khỏe con người. Siemens đã sản xuất ra thiết bị X-quang đầu tiên trên thế giới vào cuối thể kỷ 19 và hiện nay là một trong những công ty lớn nhất thế giới trong lĩnh vực y tế và là luôn tiên phong trong lĩnh vực thiết bị chẩn đoán hình ảnh, thiết bị xét nghiệm, xạ trị và các giải pháp công nghệ thông tin ứng dụng trong y tế và thiết bị trợ thính. Chúng tôi hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu với 51.000 nhân viên và doanh thu đạt trong năm tài chính 2011 là 12,5 tỷ euro. Tại Việt Nam, Siemens thành lập văn phòng vào năm 1993 để có thể hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất.
- Ông có thể cho biết những khó khăn mà ngành y tế trên thế giới và Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay là gì?
Ông Norbert Gaus: Thứ nhất, dân số thế giới ngày đang già đi. Tại Việt Nam, vào năm 2000, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam chỉ là 70 tuổi. Theo tính toán của Liên hiệp quốc, đến năm 2050 tuổi thọ của người dân Việt Nam sẽ là 78 tuổi. 10 năm trước, số người có tuổi thọ trên 80 tuổi chỉ chiếm dưới 1% dân số nhưng trong vòng 40 năm tới, số ngươi có tuổi thọ trên 80 tuổi sẽ chiếm gần 4%. Tuy nhiên, việc kéo dài tuổi thọ sẽ kéo theo sự gia tăng của các căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy các bệnh viện đang phải đối mặt với lượng bệnh nhân đông và những bệnh nhân mang nhiều loại bệnh cùng lúc.
Thứ hai, tại một số các quốc gia, kể cả các quốc gia đang phát triển, chi phí y tế đang ngày càng gia tăng trong khi đó ngân sách quốc gia lại hạn chế, nợ công tăng đòi hỏi cắt giảm chi phí y tế, các công ty hoạt đông trong lĩnh vực y tế phải đứng trước áp lực trong việc cung cấp dịch vụ y tế có giá thành hợp lý với chất lượng tốt cho bệnh nhân và cho toàn xã hội.
Thứ ba, phần đông dân số thế giới không được tiếp cận với các dịch vụ y tế, đặc biệt là ở những khu vực xa xôi hẻo lánh. Bên cạnh đó, chi phí y tế cao cũng là một thách thức đối với ngành y tế. Việt Nam cũng đang gặp phải các khó khăn tương tự như thiết bị y tế lạc hậu, tình trạng quá tải bệnh viện, ngân sách dành cho y tế hạn chế, thiếu các cán bộ y tế chuyên môn và cán bộ kỹ thuật lành nghề.
- Làm thế nào để Siemens giúp khách hàng trên thế giới cũng như tại Việt Nam giải quyết các thách thức nói trên?
Ông Norbert Gaus: Siemens là công ty dẫn đầu trong việc luôn luôn cải tiến công nghệ chẩn đoán hình ảnh. Chúng tôi hỗ trợ các bác sỹ đối phó với các căn bệnh nguy hiểm và giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất hoạt động bằng khả năng chẩn đoán mới, các phương pháp điều trị giảm thiểu xâm lấn cũng như các dự án tư vấn toàn diện và các giải pháp công nghệ thông tin ứng dụng trong y tế. Chính vì vậy, chúng tôi đang hỗ trợ khách hàng một cách có hiệu quả trong việc phát hiện bệnh sớm hơn và mang đến thêm nhiều phương pháp chẩn đoán chính xác, điều trị tập trung hơn. Nhưng chúng tôi tin rằng cải tiến công nghệ không chỉ diễn ra đối với các thị trường cao cấp mà còn diễn ra vô cùng thách thức đối với các thị trường mà giá thành là một trong những tiêu chí lựa chọn.
Trong vòng 12 tháng qua, chúng tôi đã giới thiệu các thiết bị chụp cắt lớp vi tính, thiết bị cộng hưởng từ, thiết bị X-quang và thiết bị siêu âm có chất lượng hình ảnh tốt với ngân sách đầu tư hợp lý. Chúng tôi cũng đang tiếp tục nâng cao năng lực cải tiến công nghệ với sáng kiến kéo dài trong 2 năm với tên gọi Agenda 2013. Vào tháng 11/2011, chúng tôi đã triển khai sáng kiến này và tập trung vào lĩnh vực cải tiến công nghệ, tăng cường sự có mặt trong các khu vực trên khắp thế giới, nâng cao tính cạnh tranh và đầu tư phát triển con người.
Trở lại Việt Nam, Siemens đã và đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao đồng thời giúp tối ưu hóa quy trình thăm khám tại các bệnh viện. Đơn cử chúng tôi đã cung cấp thiết bị PET/CT và Cyclotron đầu tiên tại Việt Nam lắp đặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp các bác sỹ chẩn đoán sớm căn bệnh ung thư.
Vào đầu năm nay, Siemens đã cung cấp thiết bị chụp cắt lớp điện toán 2 đầu bóng hiện đại đầu tiên tại Việt Nam- SOMATOM Definition Flash- cho phép chụp tim chỉ trong vòng nửa giây và các bệnh nhân sẽ không cần nhịn thở trong khi chụp. Tuy nhiên chúng tôi cũng hiểu răng các thiết bị tốt nhất cũng sẽ trở nên vô dụng nếu như con người không được huấn luyện để tận dụng được những lợi thế của công nghệ. Chính vì vậy Siemens đã cùng phối hợp với các hội chuyên ngành như Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam, Hội trang thiết bị Y tế Việt Nam và các bệnh viện tổ chức chương trình đào tạo, cập nhật và chia sẻ kiến thức chuyên môn.
- Như ông đã nói ở trên, phần đông dân số thế giới không được tiếp cận với các dịch vụ y tế, đặc biệt là ở những khu vực hẻo lánh. Bên cạnh đó, chi phí y tế cao cũng là một thách thức đối với ngành y tế và đây cũng chính là thách thức đối với ngành y tế Việt Nam, vậy ông có thể cho biết chi tiết về chiến lược của Siemens trong việc giải quyết những thách thức nói trên?
Ông Norbert Gaus: Như tôi đã đề cập ở trên, trong lĩnh vực cải tiến công nghệ, chúng tôi theo đuổi chiến lược như sau: Một mặt chúng tôi cải tiến công nghệ cao nhằm hỗ trợ các viện nghiên cứu khoa học, đồng thời hỗ trợcác bệnh viện trong công tác nghiên cứu để đối phó với các căn bệnh nguy hiểm như ung thư hay các bệnh thoái hóa thần kinh. Mặt khác, chúng tôi nỗ lực sản xuất các thiết bị y tế chất lượng cao với giá thành hợp lý để người dân có thể hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế tốt tại các bệnh viện nhỏ và vừa.
Để giúp người dân tại các khu vực xa xôi hẻo lánh có thể tiếp cận với công nghệ y tế một cách tốt hơn, chúng tôi cũng đã phát triển và sản xuất thiết bị siêu âm bỏ túi, các thiết bị X-quang di động và các thiết bị xét nghiệm tại giường để có thể điều trị cho người bệnh một cách dễ dàng. Tại Việt Nam, chúng tôi đang cộng tác với một số bệnh viện để có thể hiểu hơn về nhu cầu khám chữa bệnh tại đây nhằm đáp ứng các yêu cầu này một cách tốt nhât có thể./.