Tin tức

Tin tức

TNSC xây dựng nhà máy tách khí Long Sơn

TNSC xây dựng nhà máy tách khí Long Sơn VT Techlogy

Tập đoàn Taiyo Nippon Sanso (TNSC) đã ký thỏa thuận cung cấp khí nitrogen (N2) với  Công ty Hóa dầu Long Sơn. Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn do tập đoàn Siam Cement Public Group (SCG) Thái Lan đầu tư.

TNSC ký thỏa thuận cung cấp khí N2 cho Tổ hợp hóa dầu Long Sơn qua hệ thống đường ống tại bán đảo Long Sơn, Vũng tàu. TNSC sẽ đầu tư nhà máy mới tách khí (ASU Air Separation Plants ) thông qua Công ty con của tập đoàn tại Việt Nam Vietnam Japan Gas Joint Stock Company (VJG) để bán khí hóa lỏng cho khách hàng trong khu vực. Nhà máy này được xây dựng tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 3 ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, dự kiến đi vào hoạt động giữa năm 2019. 

Chính phủ đang kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhu cầu khí công nghiệp dự kiến sẽ tăng lên. 

TNSC hiện đang kinh doanh khí công nghiệp tại Việt Nam thông qua VJG với năm nhà máy sản xuất và ba văn phòng bán hàng được thành lập ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

Đông Nam Á dự báo đầu tư 9,8 tỷ USD hạ tầng lưới điện thông minh

Đông Nam Á dự báo đầu tư 9,8 tỷ USD hạ tầng lưới điện thông minh VT Techlogy

Northeast Group, LLC cho ra báo cáo dự đoán các nước Đông Nam Á sẽ đầu tư 9,8 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng lưới điện thông minh từ năm 2018 đến năm 2027. Sự đầu tư này vì các quốc gia đã coi lưới điện thông minh là chìa khóa để cân bằng năng lượng tương lai của đất nước. Đến năm 2027 đầu tư lớn nhất sẽ là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines và Việt Nam.

Đông Nam Á đã tụt lại một chút so với khu vực, nhưng đã có thay đổi lớn trong một hai năm qua”, theo Ben Gardner, chủ tịch Northeast Group. Thái Lan và Singapore dẫn đầu khu vực với việc bắt đầu triển khai đo điện thông minh (smart meter) quốc gia. Thái Lan cùng đẩy mạnh cam kết đầu tư cho lưới điện thông minh, cuối cùng sẽ thúc đẩy sự phát triển của toàn khu vực.

Phần lớn các nước trong khu vực gặp tình trạng tổn thất phi kỹ thuật cao hoặc mức tiêu thụ điện cao. Trong quá khứ thị trưởng được thúc đẩy bằng các quy định hoặc chính sách thúc đẩy của Chính phủ. Các chính sách này phù hợp với các chiến lược năng lượng trong tương lai rộng lớn hơn, nhấn mạnh hiệu quả năng lượng, kết hợp năng lượng sạch và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong khu vực phát triển nhanh chóng.Thị trường microgrids và lưu trữ năng lượng nói riêng sẽ có mức tăng trưởng cao khi các nước tìm kiếm giải pháp cho vùng xa xôi và hải đảo.

Có nhiều hãng cung cấp đã hoạt động trong khu vực, trong khi đó một công ty cung cấp địa phương phát triển mạnh như EDMI Singapore (thuộc sở hữu của Osaki của Nhật Bản). Itron và Trilliant (Mỹ) chiếm thị phần lớn tại, cung cấp triển khai tại Singapore, Malaysia và Thái Lan.Các nhà cung cấp nổi bật khác bao gồm Aclara, ADD Grup, Cisco, Honeywell, Kamstrup, Landis + Gyr và Sagemcom. Các nhà cung cấp Trung Quốc - bao gồm Hexing, Huawei, Sanxing, Wasion và các hãng khác - cũng được kỳ vọng sẽ có sự hiện diện ngày càng tăng trong khu vực.

Không quân Philippine tiếp nhận thiết bị C4ISR C-130 SABIR

Không quân Philippine tiếp nhận thiết bị C4ISR C-130 SABIR

Credit: / VT Techlogy
Không quân Philippine tiếp nhận thiết bị C4ISR C-130 SABIR
Published by:

Trung đoàn Không quân Tình Báo và An ninh 300 Philippine (300th Air Intelligence and Security Wing) đã tiếp nhận thiết bị  Airdyne Special Airborne Mission Installation and Response (SABIR) dùng lắp đặt trên máy bay vận tải C-130. 

Thiết bị SABIR chuyển đổi máy bay C-130 cho nhiệm vụ Tình báo, Trinh sát và giám sát vai trò thông minh, giám sát và trinh sát (ISR) bằng cách gắn thiết bị lên thanh treo cánh máy bay, cửa sổ kính quan sát, khung giá thiết bị điện tử lắp trong máy bay, máy tính trạm tác chiến, chỗ ngồi cho nhân viên điều hành. Hãng Airdyne cho biết hệ thống bao gồm thiết bị quang điện tử L-3 Wescam's MX-15 HDi và biến thể của radar khẩu độ tổng hợp giao thao EL/M-2022 Xband của hãng Elta Systems (8 đến 12,5 GHz).
Thiết bị mới của Philippines được tài trợ bởi Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á (MSI), với gói SABIR trị giá 15,1 triệu USD  bao gồm lắp đặt hệ thống và đào tạo phi hành đoàn.

Chuyên mục phụ