Tin tức

Tin tức

Doosan Heavy ký hợp đồng 912 triệu đô la cung cấp thiết bị cho Nhiệt điện Sông Hậu 1

  Doosan Heavy Industries & Construction Co., Công ty Công nghiệp nặng Hàn Quốc đã ký hợp đồng với Lilama, nhà thầu EPC dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1, cung cấp thiết bị chính trị giá 912 triệu USDTham dự lễ ký kết tổ chức tại Hà Nội có Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, chủ đầu tư dự án Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có Chủ tịch Nguyễn Xuân Sơn, Tổng giám đốc PVN Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Lilama Lê Văn Tuấn, Phó Chủ tịch & Giám đốc điều hành Heavy Industries & Construction Ji Taik Chung và giám đốc điều hành EPC BG Hun Tak Kim.

  Theo thỏa thuận, Doosan Heavy sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 1.200 MW ở Hậu Giang, 200 km về phía tây nam của thành phố Hồ Chí MinhDự án sẽ được hoàn thành vào tháng 10 năm 2019, dự kiến sẽ góp phần giảm bớt tình trạng thiếu điện ở miền Nam Việt Nam. Doosan sẽ cung cấp các thiết bị chính của nhà máy bao gồm nồi hơi và tua-bin.

Với việc giành được hợp đồng mới này, Doosan hy vọng sẽ tiếp tục củng cố vị trí hàng đầu như công ty tích hợp giải pháp năng lượng cho thị trường phát điện Việt Nam, dự kiến đạt tổng sản lượng phát điện 30 GW vào năm 2020. Các dự án mà Doosan đã trúng thầu bao gồm: Nhiệt điện Mông Dương 1, Nhiệt điện Mông Dương 2, Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4, nhiệt điện Nghi Sơn 2 và Nhiệt điện Sông Hậu 1.
  Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Kexim) ngay lễ ký hợp đồng đã ký cho vay hỗ trợ tài chính Nhiệt điện Sông Hậu 1.

28/12/2021 PVN yêu cầu Doosan Heavy hoàn thành dự án nhiệt điện Sông Hậu 1

Trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc của Bộ Công Thương, ngày 28 tháng 12 Ông Nguyễn Hùng Dũng Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có buổi làm việc với Ông Lee Dong-soo, Trưởng Ban quản lý dự án EPC của Doosan Heavy Industries & Construction. PVN yêu cầu Doosan Heavy nhanh chóng hoàn thành nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh qua PVN và công ty con PTSC.

 

HORIBA Europe sát nhập hãng BeXema

HORIBA Europe thông báo hoàn thành sát nhập BeXema, công ty khởi nghiệp Đức về thiết bị thử nghiệm điện cao thế, mô phỏng điện cao thế, biến tần sử dụng ắc quy, pin nhiên liệu. Trước đó công ty cũng sát nhập hãng  FuelCon AG vào năm 2018, hãng sản xuất thiết bị thử nghiệm dành cho nghiên cứu phát triển sản phẩm động cơ điện (E-Mobility), mà đặc biệt chuyên sâu về ứng dụng ắc quy và tế bào nhiên liệu (fuel cell).

Xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II

Công ty cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng II (VAPCO) và tập đoàn Mitsubishi sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II vào năm 2014, theo công bố ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.

VAPCO đã trình dự án khả thi, đã ký thỏa thuận thuê đất, đàm phán với Bộ Công Thương Tập đoàn Điện lực Việt Nam lộ trình đầu tư.

Nhà máy gồm hai tổ máy phát điện với công suất thiết kế 1.320MW. Nhà máy diện tích 42 ha gần Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

21/1/2020 Nhật Bản quan ngại về nhiệt điện đốt than tại Việt Nam

Ngày 21/1/2020 sau cuộc họp nội các, Bộ trưởng Bộ môi trường Nhật Bản Koizumi Shinjirō đã bày tỏ quan ngại về việc kế hoạch xây dựng và chính sách xuất khẩu nhiệt điện đốt than sau khi có sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế về việc xây dựng nhiệt điện đốt than tại Việt Nam với sự hỗ trợ của các công ty Nhật Bản. Nhật Bản hiện đang xây dựng nhiệt điện Vũng Áng 2 tại Hà Tĩnh thông qua công ty Mitshubishi với vốn cho vay của JBIC, nhưng việc thiết kế, mua sắm và xây dựng do công ty GE Mỹ và một công ty Trung Quốc thực hiện. Dù nhà máy nhiệt điện đốt than có sử dụng đối than siêu tới hạn USC vẫn thải ra lượng lớn khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính và nóng lên toàn cầu. Thủ tướng Nhật nói:” Thật kì lạ khi Nhật Bản trả tiền nhưng Trung Quốc và Mỹ lại xây dựng nhà máy”.

25/2/2020

Bộ môi trường Nhật Bản hôm nay tuyên bố đã thống nhất với Bộ Tài Chính, Bộ Kinh Tế và Thương Mại để điều chỉnh chính sách xuất khẩu nhiệt điện vào tháng 6.

23/9/2020. KEPCO thảo luận về khả năng tham gia dự án Nhiệt điện Vũng Áng II

Hội đồng quản trị Công ty Điện lực Hàn Quốc KEPCO ngày 28 sẽ họp để thảo luận khả năng tham gia dự án nhiệt điện Vũng Áng II. Dự án cho Mitsubishi Nhật Bản và KEPCO đầu tư, Samsung C&T và Doosan Heavy Industries & Construction tham gia với tư cách nhà thầu thiết kế, mua sắm và xây dựng. Dự án gặp nhiều phản đối của các tổ chức môi trường và khó khăn hiệu quả tài chính. KEPCO đã mua lại cổ phần tại dự án của Tập đoàn Điện lực Trung Quốc (CLP) bán, GE và Tổng công ty Kỹ thuật Hóa dầu Quảng Đông (GPEC) công ty xây dựng ban đầu dự án cũng rút khỏi dự án, thay thế bởi Samsung C&T và Doosan Heavy Industries & Construction .

5/10 KEPCO quyết định tiếp tục tham gia dự án

Ngày 5/10 Hội đồng quản trị KEPCO sau phiên họp quyết định tiếp tục thực hiện dự án Nhiệt điện Vũng Áng II. KEPCO và Mitsubishi đầu tư mỗi bên 40%. KEPCO dự kiến ký các hợp đồng kinh doanh và tài chính trong năm nay, khởi công dự án sang năm và hoàn thành nhà máy vào tháng 1/2025.

29/12/2020

Ngày 29/12, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) thông báo đã quyết định đồng tài trợ khoảng vay 1.767 tỷ đô la xây dựng Nhiệt điện Vũng Áng 2 cho Mitsubishi Corporation và các đối tác Việt Nam đầu tư. Phần cho vay của JBIC trong dự án là 636 triệu đô la. 3 Ngân hàng lớn và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc sẽ tham gia tài trợ cho dự án này.

Ngày 19/2/2021

Ngày 19/2/2021 Samsung C&T tuyên bố đã nhận được hợp đồng xây dựng nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II Việt Nam. Đây là một trong 2 hợp đồng xây dựng nhiệt điện cuối cùng của Samsung C&T. Samsung sẽ rút khỏi lĩnh vực nhiệt điện và tập trung vào kinh doanh liên quan đến LNG, năng lượng tái tạo và mặt trời. Đây là cam kết của Chủ tịch tập đoàn Samsung Electronics Lee Jae-yong cải thiện cơ cấu quản trị, minh bạch và cam kết môi trường ESG.

25/12/2021

Shikoku Electric Power Co., Inc đã mua lại 15% cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng II từ Mitsubishi Corporation. Trong khi mảng nhiệt điện than gây ra nhiều hiệu ứng nhà kính và nhiều công ty rút lui, Shikoku Electric Power định hướng thị trường ngoài Nhật Bản rất có tiềm năng và đẩy mạnh đầu tư.

 
 

Chuyên mục phụ