Tài liệu kỹ thuật

Tài liệu kỹ thuật

Phân loại đầu nối M12

 

Đầu nối M12 là loại đầu nối hình tròn vặn ren đường kính 12 mm sử dụng phổ biến trong các bộ cảm biến, truyền động, Fieldbus, thiết bị Ethernet công nghiệp. Đầu nối thiết kế với tiêu chuẩn chống nước IP 65, IP 68, IP 69 phù hợp sử dụng môi trường ẩm ướt và có ăn mòn.

Đầu nối được thiết kế với số chân 3, 4, 5, 8, và 12 chân. Số chân nhiều hơn không được phát triển mà kiểu lắp đặt được phát triển thêm như bayonet hoặc push-pull (kéo đẩy). Đầu nối M12 được sử dụng nhiều trong tự động hoá nhà máy, đo lường và điều khiển, công nghiệp thực phẩm và bia, vận tải, nông nghiệp, robot, năng lượng tái tạo.

Tuỳ theo ứng dụng cụ thể người sử dụng lựa chọn số chân thích hợp. Với cảm biến và năng lượng người ta hay dùng 3, 4 chân. Profinet và Ethernet dùng 4, 8 chân. Fieldbus, CANbus, DeviceNet dùng 4, 5 chân. Tín hiệu sử dụng loại 12 chân.

Có nhiều loại mã cho đầu nối M12. Mã này dùng để ngăn sự không tương thích khi lắp đầu nối. Thêm nữa mã này cho biết khả năng chống nhiễu của đầu nối. Ví dụ đầu M12 X coded là loại đầu nối có khả năng chống nhiễu.

Các mã thông thường bao gồm:

  • A dùng cho điều khiển, nguồn 1 chiều DC, 1 GB Ethernet.
  • B dùng cho Profibus.
  • C dùng cho nguồn xoay chiều.
  • D dùng cho 100 Mpbs.
  • X dùng cho 10 GB Ethernet.
  • S dùng cho nguồn xoay chiều ( thế hệ sau của C).
  • T dùng cho nguồn 1 chiều ( thế hệ sau của A).

A-, B-, D, X là phổ biến nhất do các đầu nối  A, B và D đã xuất hiện từ lâu. Các đầu nối mã X đang trở nên phổ biến hơn đối với Ethernet công nghiệp tốc độ cao và sẽ thay thế các mã A và D cho ứng dụng Ethernet.

Mã K đang được phát triển cho nguồn điện xoay chiều, trong khi thiết kế mã L sẽ sớm được dùng cho nguồn điện Profinet.

Featured

Tiêu chuẩn ENC50155 ứng dụng đường sắt

<

Trong những năm gần đây, các thiết bị sử dụng trên hệ thống đường sắt, tàu điện trên cao, xe bus .... đã được tiêu chuẩn hoá. Hiệp hội đường sắt Hoa Kỳ đã đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật 110 trong sổ tay "tín hiệu đường sắt" (Signal Manual, Specification 110). Phần lớn tiêu chuẩn này đã được châu Âu chuyển sang chuẩn hoá thành tiêu chuẩn EN, tiêu chuẩn thiết bị điện tử dùng cho đường sắt. Bao gồm:

  • Tiêu chuẩn EN 50155: Tiêu chuẩn thiết bị điện tử dùng cho đường sắt chịu va đập rung lắc.
  • Tiêu chuẩn EN50125: Ứng dụng Đường sắt; Điều kiện môi trường môi trường rung lắc
  • Tiêu chuẩn EN50163: Điện áp cung cấp cho thiết bị sử dụng

 Bài viết này không đề cập chi tiết về các tiêu chuẩn mà chỉ đề cập đến tiêu chuẩn bộ chuyển đổi nguồn một chiều DC/DC dùng cho đường sắt.

So sánh công nghệ LoRaWAN và NB-IoT

Trong cuộc cách mạng Internet kết nối mọi vật (Internet of Things IoT), chỉ có hai công nghệ chính dùng kết nối các thiết bị với Internet trong các giải pháp Thông minh như lưới điện thông minh, giao thông thông minh. Đó là Công nghệ mạng diện rộng năng lượng thấp băng tần hẹp IoT (NB-IoT) và công nghệ LoRaWAN.

NB-IoT được thiết kế dùng kết nối thiết bị với khoảng cách xa với điện toán đám mây sử dụng hạ tầng mạng di động, tương thích hoàn toàn với mạng di động 4G LTE. LoRaWAN được thiết kế dùng mạng không dây băng tần GigaHezt không cần cấp phép kết nối mạng không dây diện rộng công suất thấp (LPWAN) giữa cảm biến, bộ tập trung với ứng dụng trên máy chủ đám mây. Dưới đây chúng ta sẽ so sánh các công nghệ này để có giải pháp phù hợp lựa chọn sử dụng khi kết nối IoT.