Tài liệu kỹ thuật

Tài liệu kỹ thuật

Featured

Cao su EPDM

VT Techlogy
<

 

Cuộn cao su EPDM dùng chống thấm mái nhà

Cao su EPDM (ethylene propylene diene monomer (M-class)) là cao su tổng hợp, vật liệu đàn hồi dùng trong nhiều ứng dụng khác nhau. EPDM được được tổng hợp từ ethylene với các monome propylene và monome thứ ba diene. M dùng để phân loại theo tiêu chuẩn ASTM D-1418; lớp M là cao su  chuỗi bão hòa của các loại polymethylene. Dienes đang được sử dụng trong sản xuất cao su EPDM dicyclopentadiene (DCPD), norbornene ethylidene (ENB), vinyl norbornene (VNB). Cao su EPDM  gần giống cao su ethylene propylene (EPM). Cao su ethylene propylene  (EPM)  một copolymer của ethylene propylene, trong khi cao su EPDM một terpolyme của ethylene, propylene, và thêm thành phần monome thứ ba diene tạo sự không bão hòa cho phân tử.

Ethylene chiếm từ 45% đến 85%. Ethylene chiếm càng nhiều càng tăng khả năng chịu tải của các polymer, trộn tốt hơn, và bọc tốt hơn. Polymer vô định hình tạo dễ dàng trong xử lý do ảnh hưởng của cấu trúc phân tử của chúng. Các dienes, thường chiếm từ 2,5% đến 12% trọng lượng, dùng kết mạng lưu huỳnh nhựa, có chức năng như một coagent, cung cấp khả năng chống bám dính không mong muốn, kháng lão hóa.

Featured

Lọc bụi tĩnh điện

Hệ thống lọc bụi tĩnh điện cho lò nhiệt công suất 2MW.

Lọc bụi tĩnh điện (electrostatic precipitator - ESP) là bộ lọc loại bỏ các hạt nhỏ, như bụi và khói từ luồng không khí dựa trên nguyên lý gây nhiễm tĩnh điện và giảm tối thiểu ảnh hưởng đến dòng chảy của luồng không khí.

Tấm lọc

Tấm lọc cơ bản nhất bao gồm hàng dây mỏng theo hàng dọc, tiếp theo dãy tấm kim loại lớn bố trí theo hàng dọc, với khoảng cách giữa các tấm từ 1 đến 18 cm, tùy theo ứng dụng. Luồng không khí được thổi qua hàng dây, rồi đến tấm kim loại.

Giữa hàng dây và tấm kim loại được đấu nối với điện áp âm vài ngàn vôn. Khi điện áp đủ lớn, nó sẽ gây ion hóa xung quanh điện cực, làm nhiễm tĩnh điện hạt bụi. Các hạt bụi mang điện tích âm này sẽ chuyển động về phía các tấm cực kim loại mang điện tích dương và bám vào đó.

Featured

Thiết bị Giao diện Dữ liệu Hiện trường - Tai và Mắt hệ thống SCADA

Thiết bị giao diện dữ liệu hiện trường tạo thành "tai mắt" của hệ thống SCADA. Các thiết bị này bao gồm: thiết bị đo mức nước, đo lưu lượngvị trí van, đo nhiệt, đo điện năng tiêu thụđồng hồ áp lực ...  cung cấp thông tin điều hành hệ thống. Tuy nhiên, trước khi tín hiệu đo được tự động hóa hoặc giám sát từ xa, các tín hiệu từ thiết bị giao diện hiện trường cần phải được chuyển đổi sang ngôn ngữ tương thích với hệ thống SCADA.

Remote Terminal Units (RTU)

Remote Terminal Units (RTU), hay còn gọi là Remote Telemetry Unit, dùng cho chuyển đổi này. RTU dùng chuyển đổi tín hiệu điện tử nhận được từ (hoặc theo yêu cầu của) các thiết bị trường thành (hoặc từ) ngôn ngữ (giao thức truyền thông) dùng truyền dữ liệu trên kênh thông tin.

 
RTU thường lắp một ngăn trong tủ điện, với dây tín hiệu điện chạy từ thiết bị hiện trường và cáp kết nối với kênh thông tin, như truyền dữ liệu không dây (xem Hình 1 dưới đây).
 
 
 
Hình 1 – Tủ RTU với thiết bị RTU, bộ đàm truyền dữ liệu và đầu nối dây cảm biến
 
Bộ điều khiển tự động hóa cho thiết bị giao diện dữ liệu, chẳng hạn như điều khiển bơm logic, được lắp đặt tại chỗ. Việc thiết kế này do băng thông hạn chế khết nối hệ thống máy tính trung tâm SCADA với các thiết bị giao diện dữ liệu tại chỗ. Bộ điều khiển tự động dưới dạng thiết bị điện tử gọi là Thiết bị Điều khiển Logic Lập trình (Programmable Logic Controllers - PLC).

Thiết bị PLC (Programmable Logic Controller)

Thiết bị PLC kết nối trực tiếp với thiết bị giao diện hiện trường và được lập trình theo thủ tục logic dùng xử lý khi xuất hiện trạng thái từ hiện trường . Tuy nhiên, nhiều hệ thống SCADA (đặc biệt trong hệ thống nước) không có bộ PLC. Trong trường hợp nàylogic điều khiển được lắp đặt luôn trong tủ RTU hoặc dưới dạng logic relay trong tủ điện.

PLC ban đầu dùng trong tự động hóa, chủ yếu trong điều khiển sản xuất và quy trình nhà máy. Hệ thống SCADA ban đầu chỉ dùng thu thập từ xa dữ liệu vận hành, không cần các bộ PLC vì ban đầu thuật toán điều khiển đã được thiết kế trong các relay tại chỗ.

Hình 2 – Thiết bị PLC thực hiện chức năng điều khiển tại chỗ, có kết nối dây đến RTU.

Khi thiết bị PLC được dùng để thay thế bộ điều khiển logic chuyển mạch relay, hệ thống điều khiển từ xa telemetry dùng càng nhiều hơn thiết bị PLC tại các trạm từ xa. Việc này đã biến chức năng giám sát thành chức năng giám sát và điều khiển trong hệ thống SCADA.

Khi chỉ cần điều khiển tại chỗ đơn giản, người ta có thể lưu trữ chương trình điều khiển trong RTU và điều khiển thiết bị tại chỗ.

Thiết bị PLC cũ có modun truyền thông cho phép PLC báo cáo trạng thái chương trình điều khiển cho máy tính kết nối PLC tại chỗ hoặc máy tính từ xa qua đường dây điện thoại. Nhà sản xuất PLC và RTU có cùng sự cạnh tranh về chức năng và thị trường sản phẩm. Kết quả của quá trình cạnh tranh này là ranh giới giữa PLC RTU bị mờ nhạt và thuật ngữ có thể hoán đổi cho nhau. Để đơn giản, RTU dùng để chỉ thiết bị giao diện dữ liệu tại trạm từ xa, trong khi PLC dùng chỉ thiết bị lập trình để tự động hóa.