Tin tức

Tin tức

Erex xây dựng nhà máy điện sinh khối tại Việt Nam

Công ty Erex của Nhật Bản hợp tác với tập đoàn EVN để xây dựng nhà máy điện sinh khối đầu tiên tại Việt Nam. Nhà máy có công suất 20 MW và vận hành vào năm 2024 được xây dựng tại Tỉnh Hậu Giang, sử dụng nhiên liệu trấu. Dự kiến nhà máy cho sản lượng 120 triệu KW / năm.

Đây là nhà máy đầu tiên Erex xây dựng tại nước ngoài, và cũng là mô hình để chia sẻ giảm phát thải các bon giữa hai quốc gia.

3/11/2021 Erex liên danh với Samsung C&T sản xuất điện sinh khối

Erex thành lập liên danh với Samsung C&T sản xuất điện sinh khối. Liên danh sẽ thành lập vào năm 2022 có trụ sở tại Nhật Bản. Mục tiêu của liên danh nhằm chuyển đổi dần các nhà máy nhiệt điện chạy than sang các dạng năng lượng sạch. Việc hợp tác với Samsung C&T hướng tới liên danh toàn cầu "Nhật Bản - Hàn Quốc" và tận dụng thế mạnh các dự án nhiệt điện mà Samsung C&T đã xây dựng tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

 

Gazprom, Kamaz thúc đẩy sử dụng LNG cho xe ô tô

Gazprom, Kamaz thúc đẩy sử dụng LNG cho xe ô tô

Gazprom EP International (thuộc tập đoàn Gazprom) và hãng sản xuất xe tải Kamaz đã ký thỏa thuận phát triển xe tải chở khí LNG cho thị trường mức sử dụng vừa và nhỏ tại Việt Nam. Liên doanh PVGazprom được thành lập từ năm 2015 có 71% vốn của Gazprom EP International  và 29% PetroVietnam Gas có kế hoạch triển khai các trạm tiếp LNG cỡ nhỏ dành cho xe hơi.

Saipem trúng thầu dự án Cá Voi Xanh - giai đoạn 1

<

Saipem đã trúng thầu là nhà thầu thiết kế tổng thể (FEED), cả 2 phạm vi thiết kế dự án Cá Voi Xanh. Đây là giai đoạn 1 của chuỗi dự án Cá Voi Xanh và phạm vi công việc của 2 gói thầu FEED sẽ như sau:

1/ Gói FEED cho khâu thượng nguồn:
Giàn trung tâm CPP, bao gồm khối thượng tầng (Topside) khoảng 14.000 tấn và chân đế (Jacket) khoảng 20.000 tấn. Trên khối thượng tầng có sân bay, đuốc, khu nhà ở, thiết bị nén & tách thô khí và condensate. Có hệ thống ống đứng đấu nối thiết bị trên giàn với công trình ngầm (thiết bị đầu giếng, ống ngầm, hệ thống thu gom khí), đến đầu chờ (tạm gọi là KP0) của 1 đường ống ngầm có đường kính 36'' đưa khí và condensate về bờ (có thể có thêm 1 đường ống 6'' song song dẫn condensate). 

2/ Gói FEED cho khâu trung và hạ nguồn. 
Bao gồm gồm 90 km đường ống có đường kính 36'' (có thể có thêm đường ống 6'') ngoài khơi chạy từ KP0 về nhà máy tách & xử lý khí (GTP) ở huyện Núi Thành, Quảng Nam; đặt sát cầu cảng. Phạm vi trên bờ gồm thiết kế tổng thể GTP và các đoạn ống ngầm: đoạn 1 khoảng 2-4 km, âm đất từ GTP đến 2 nhà máy điện có tổng công suất 1.500MW ở Núi Thành; đoạn 2 khoảng 12 km, âm đất từ GTP đến 2 nhà máy điện có công suất 1,500MW ở khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi. 

Do Saipem trúng thầu cả 2 gói FEED nên sẽ chỉ ký 1 hợp đồng bao gồm 2 phạm vi công việc, cả ngoài khơi và trên bờ. ExxonMobil sẽ phát hành thư xác nhận trúng thầu LOI) vào tháng 1/2019 và chính thức trao hợp đồng FEED cho Saipem trong quý 1/2019.

TIẾN ĐỘ
FEED: 2/2019 - 12/2019. 
FDP: 3/2020 
Đấu thầu quốc tế 2 gói EPCIC: 4/2020. 
Ký kết 2 hợp đồng EPCIC: 9/2020
Thiết kế chi tiết: ngay sau khi ký EPCIC
Mua sắm (tổng thầu): 2020
Thi công: quý 3/2021-quý 3/2023 (2)
Đấu nối, chảy thử: quý 3/2023
Bàn giao, vận hành thương mại: quý 4/2023

Đây được xem là một bất ngờ nho nhỏ khi Saipem đã vượt qua khách hàng truyền thống của ExxonMobil là Wood Group Kenny đối với phạm vi ngoài khơi. Đặc biệt vượt qua cả Technip, công ty có kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam và có thế mạnh cả ngoài khơi và trên bờ. Điều này, chỉ có thể giải thích là khi năng lực tương đồng, Saipem đã được chọn do giá cạnh tranh hơn các anh tài còn lại. Giá trị hợp đồng 2 phạm vi công việc khoảng 36 triệu USD, trọn gói (có tăng nhẹ nếu có vài thay đổi nhưng rất nhỏ về phạm vi công việc).

Sau khi ký hợp đồng Saipem sẽ triển khai song song ngay các phạm vi công việc. Việc trao hợp đồng FEED chính là cam kết của ExxonMobil đối với tiến độ cũng như đầu tư vào tổ hợp dự án Cá Voi Xanh. 

Tiến độ mỏ Cá Voi Xanh 30/7/2019

Giàn khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh ngoài khơi miền Trung, Việt Nam sẽ có chiều cao 300 mét, xấp xỉ tháp Eiffel, Pháp (324 mét) và cao hơn toà nhà Lotte Center ở Hà Nội nơi đặt trụ sở của ExxonMobil Việt Nam 33 mét. Giá dầu đang ở mức cao nhất trong lịch sử nhưng các cổ đông đang gây áp lực hạn chế đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và dịch chuyển sang ngành có lợi nhuận cao hơn, các nhà hoạt động môi trường và quan chức chính phủ cũng gây áp lực công ty sản xuất ít dầu và khí đốt hơn.

.

Phía hạ nguồn nơi các hộ tiêu dùng, cụ thể là 4 nhà máy điện (có 2 x 750MW của PVN), EVN và PVN đang tiến hành những vòng đàm phán thương mại để ký kết hợp đồng mua bán điện & giá bán điện. Mục tiêu là để ngay sau khi được Bộ công thương phê duyệt Nghiên cứu khả thi (FS) các nhà máy điện, 2 tập đoàn sẽ ký hợp đồng này, dự kiến vào quý 1/2020.

Phía thượng nguồn, gần như song song, sau khi hoàn thành thiết kế FEED, nhà điều hành ExxonMobil sẽ trình Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển mỏ (FDP), trong quý 1/2020. Sau đó, trong năm 2020, sẽ là phê duyệt đầu tư và tổ chức đấu thầu các gói EPC (trên bờ) và EPCIC (ngoài khơi) để thi công trong năm 2021.

Do thiết kế FEED và các hoạt động có trễ so với lịch dự kiến, tiến độ hoàn thành các phạm vi công việc EPC/EPCIC sẽ có trượt, từ 3 đến 6 tháng. Có nghĩa là, thay vì cuối năm 2023, dự án sẽ đón dòng khí đầu tiên và đi vào vận hành thương mại trong quý 1/2024

.

Tiến độ ngày 25/10/2019

Ngày 25/10/2019 Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định 1460/QĐ-TTg và 1461/QĐ-TTg về phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất III và I. Đây là hai nhà máy điện nằm trong trung tâm điện lực Dung Quất, triển khai đồng bộ với tiến độ cấp khí của dự án thượng nguồn thuộc Chuỗi dự án khí Cá Voi Xanh .

Chủ đầu tư: EVN.

Công nghệ: Tua bin khí hỗn hợp công suất mỗi nhà máy 750 MW.

Tổng mức đầu tư: Dung Quất I 18.663,679 tỷ đồng; Dung Quất III 17538,76 tỷ đồng. Vốn EVN chủ sở hữu 20%, vốn EVN vay thương mai 80%.

Tiến độ: Dung Quất I khởi công Tháng 1 / 2021 vận hành thương mại 12 / 2023. Dung Quất III khởi công Tháng 1 /2022 vận hành thương mại tháng 12 / 2024.

Tiến độ ngày 24/9/2019

Nhà thầu Saipem đã hoàn thành 02 gói thiết kế tổng thể (FEED) và bàn giao để chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo, lập và trình kế hoạch phát triển mỏ (FDP).

Tiến độ đấu thầu 2 gói EPC/ EPCIC có chậm hơn dự kiến ban đầu như sau :

Đấu thầu EPC/EPCIC: Tháng 6 /2020

Ký hợp đồng EPC/EPCIC: Tháng 12 / 2020

Tiến độ ngày 27/5/2020

Do bổ sung thiết kế cho nhà máy tách và xử lý khí trên bờ, tiến độ đấu thầu gói EPC trên bờ chuyển sang tháng 9/2020 và gói EPIC ngoài khơi sẽ dời sang quý 2 /2021.

20/10/2021 Ban Giám đốc Exxon Mobil Corp thảo luận về việc có tiếp tục các dự án dầu khí nước ngoài

Ban Giám đốc Exxon Mobil Corp đang tranh luận có tiếp tục một số dự án lớn tại nước ngoài như Mozambique và mỏ Cá Xoi Xanh Việt Nam, do sức ép từ hội đồng quản trị để giảm phát thải khí khải gây ô nhiễm môi trường theo cam kết quản trị ESG.

 
 

Chuyên mục phụ