Tin tức

Tin tức

Hàng không sử dụng RFID dò tìm hành ký

<

Hãng hàng không Pháp AirFrance và nhân viên cảng hàng không bắt đầu áp dụng RFID trong công tác quản lý hành lý tại sân bay Charles de Gaulle (CDG) từ năm 2020. Dự án đang được triển khai tại nhà ga và hệ thống phân loại hành lý. Khoảng 8 triệu túi hành lý sẽ được gắn thẻ RFID để theo dõi sau khi gửi từ năm 2020. Mục tiêu làm giảm thời gian chờ, chuyển trung gian cho hành khác.

AirFrance không phải là hãng đầu tiên sử dụng RFID cho dò tìm hành lý. Trước đó Delta Air Lines đã đầu tư sử dụng RFID cho dò tìm hành lý từ năm 2016. Khoản đầu tư đó đã chứng tỏ đươc hiệu quả: hành lý không bị chuyển nhầm và thất lạc, hành khách hài lòng hơn với dịch vụ, chi phí bồi thường do chậm và muộn giảm mạnh. 

Hiệu quả đầu tư của Delta dẫn đến việc năm 2018, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association IATA) đã đưa ra khuyến nghị IATA Resolution 753 mục tiêu 80% hành lý sẽ sử dụng thẻ RFID đến năm 2020. Tại đại hội thường niêm IATA 2019 đã nhất trí quan điểm này từ tất cả các thành viên.

IATA đưa ra danh sách 74 sân bay cần áp dụng công nghệ RFID để thẻ RFID hành lý có thể sử dụng trên toàn cầu. Rất may mắn là việc này chỉ yêu cầu nâng cấp hệ thống phân loại hành lý mà không cần phải thay mới. IATA lưu ý thẻ RFID làm tăng 10-20% độ chính xác cho hệ thống phân loại hành lý.

Danh sách 18 đối tác chiến lược triển khai RFID dò tìm hành lý của IATA: ARINC (Rockwell Collin), Avery Dennison, SITA, Toyo Kanetsu Toyo Kanetsu Solutions K.K., Vanguard ID Systems, Zafire, Amadeus IT Group SA, Brock Solutions Inc, ... 

 

Vinaphone chọn giải pháp hạ tầng khoá công khai IDEMIA

<

Vinaphone đã chọn IDEMIA là nhà cung cấp giải pháp hạ tầng khoá công khai di động (Mobile Public Key Infrastructure). Với công nghệ của IDEMIA, Vinaphone là nhà cung cấp dịch vụ di động đầu tiên cung cấp dịch vụ chữ ký số và xác thực ID bảo mật. Sự hợp tác giữa hai bên sẽ thúc đẩy sự phát triển dịch vụ ID số di động giúp khách hàng Vinaphone thuận tiện và an toàn hơn khi sử dụng các dịch vụ Chính phủ điện tử, giao thông thông minh, ngân hàng và mua bán trực tuyến. Nó cũng thúc đẩy việc sử dụng mobile eService tại Việt Nam.

IDEMIA cung cấp cho nhà cung cấp dịch vụ di động giải pháp ID số sử dụng bảo mật online. Giải pháp bảo mật của công ty hỗ trợ cả Mobile PKI và GSMA Mobile Connect, giúp  Vinaphone triển khai các dịch vụ Mobile Connect cho khách hàng.

Năm 2018, IDEMIA và Tổng công ty thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cũng đã thử nghiệm trong 3 tháng thanh toán di động WISE HCE (Host Card Emulation) SDK Mobile Payment Engine với các ứng dụng, chíp thẻ của NAPAS. WISE là thanh toán không tiếp xúc cho mạng lưới thanh toán trong nước, các máy ATM. Nó hỗ trợ thanh toán cho giao thông công cộng, thanh toán không dùng tiền mặt (như vé xu buýt, hội viên thân thiết, thẻ khách hàng ...).

Ericsson trúng thầu "Mở rộng mạng vô tuyến khu vực TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nam Bộ và Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa mạng Vinaphone năm 2019

<

Tổng công ty hạ tầng mạng (VNPT Net) vừa có công văn số 1397/QĐ-VNPTNet-KHĐT-PTM ngày 25/7/2019 do Phó Tổng giám đốc Nguyễn Như Thông phê duyệt Liên danh  Công ty TNHH Ericsson Việt Nam, CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG VTC, Ericsson AB trúng gói thầu "Cung cấp thiết bị hệ thống vô tuyến" cho dự án "Mở rộng mạng vô tuyến khu vực TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nam Bộ và Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa mạng Vinaphone năm 2019". Hình thức đấu thầu là chỉ định thầu quốc tế. Giá trúng thầu gói thầu (đẫ bao gồm thuế nhà thầu nước ngoài, chưa bao gồm thuế VAT) là 38.234.463 USD (Tỷ giá USD /VND : 24.000) và 191.565.764.500 VND. Thời gian thực hiện hợp đồng 12 tháng.

Dự án sẽ được giao cho Ban quản lý hạ tầng II - VNPT Net thực hiện.

 
 
 

Chuyên mục phụ