Tin tức

Tin tức

Rafael mua lại công ty sản xuất UAV Aeronautics

Công ty quốc phòng Israel Rafael Advanced Defense Systems đã tiến hành mua lại công ty Aeronautics Limited chuyên về công nghệ mấyy không người lái dùng cho tình báo, trinh sát và giám sát (C4ISR). Thoả thuận mua lại 50% cổ phần được chấp thuận hôm 3/9 cho phép hãng thâm nhập sâu hơn vào thị trường UAV đặc biệt là UAV hàng không.

Rafael được biết đến với tổ hợp phòng không Iron Dome, hệ thống bảo vệ chủ động Trophy, hệ thống bám mục tiêu Litening pods và trí tuệ nhân tạo cao cấp. Aeronautics chuyên về UAV với sản phẩm được sử dụng ở hơn 50 nước. Các hệ thống, cảm biến của Rafael có thể dùng với UAV Aeronautics để nâng cao tính năng các UAV này. Trong quá khứ Rafael cũng đã hợp tác với các công ty UAV quốc tế cũng như trong nước. Ví dụ bộ bám mục tiêu RecceLite pod được sử dụng trong General Atomics’ Predator B/MQ-9s cấp cho không quân Italia năm 2016. Rafael muốn thúc đẩy nhiều hơn thị trường UAV như dòng UAV hạng nhẹ Orbiter 3 hoạt động phạm vi 150 km dùng cho tình báo, giám sát, chỉ thị mục tiêu và trinh sát. 

Rafael sẽ duy trì Aeronautics như công ty độc lập phát triển sản phẩm bổ sung cho Rafael. Năm 2012 hai công ty cũng đã hợp tác mua lại Controp Precision Technologies sản xuất bộ cảm biến quang điện cho C4ISR. Controp nổi tiếng với bộ cảm biến quang điện / hồng ngoại (EO/IR) dùng cho không quân và hải quân. Năm 2017 Controp cấp bộ cảm biến quang điện / hồng ngoại  iSea-40HD cho hải quân Việt Nam. Năm 2019, Controp hợp tác với Bharat Electronics Ltd. (BEL) cấp bộ cảm biến quang điện cho Lực lượng vũ trang Ấn Độ. Aeronautics UAV Orbiter 2 đã được sử dụng tại Việt Nam dùng cho trinh sát và chỉ thị mục tiêu pháo binh.

 

Ấn Độ và Nga thoả thuận hợp tác sản xuất phụ tùng máy bay

Ngày 5/9, tại Vladivostok Ấn Độ và Nga đã kết thúc vòng đàm phán về sản xuất phụ tùng tại Ấn Độ. Một số nguồn tin cho biết thoả thuận tập trung vào việc sản xuất các phụ tùng cho máy bay SU-27 và Mig-29 tại Ấn Độ. Như vậy các vũ khí thời Sô Viết sẽ có thêm nguồn cung cấp nữa là từ Ấn Độ.

"Thoả thuận hợp tác quốc phòng này là thoả thuận vững chắc đông sản xuất khác hẳn quan hệ Mua - Bán thông thường " Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói trong cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề diễn đàn kinh tế Phương Đông hàng năm tại Thành phố cảng.

Vấn đề phụ tùng luôn gây mối khó chịu trong hợp tác. Ấn Độ luôn bày tỏ họ không thể mua thêm phụ tùng từ Nga, nhưng có thể mua thêm nhiều vũ khí Nga hơn nếu như phụ tùng linh kiện được sản xuất tại Ấn Độ.

Không phải chỉ Ấn Độ có chính sách như vậy mà gần như toàn châu Á đều có chính sách nội địa hoá để tăng cường công nghiệp quốc phòng trong nước, tránh chảy máu tiền tệ và đảm bảo bảo dưỡng dễ dàng.

Chi tiêu quân sự châu Á đăng tăng lên nhanh chóng theo viện nghiên cứu hoà bình Stockholm do  sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ấn Độ chi tiêu quốc phòng lớn thứ tư thế giới khoảng 66 tỷ đô la, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Ả Rập Saudi. Các nước châu Á đang biến giao dịch mua bán thành đầu tư và chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp. Ấn Độ nhận chuyển giao công nghệ từ Nga, trong khi Malaysia nhận chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc.  

Nhà máy đóng tàu hải quân Boustead của Malaysia đang nhận chuyển giao công nghệ bảo trì  4 tàu tên lửa Littoral từ Trung Quốc. Malaysia mua 4 tàu này và 2 trong số đó đã được chuyển giao cho Malaysia. Indonesia áp dụng mạnh hơn với "Luật 16", yêu cầu nhà cung cấp nước ngoài chuyển giao công nghệ và sử dụng 85% từ nội địa, bắt đầu với 35% giá trị hợp đồng và tăng thêm 10% sau mỗi năm năm để đạt 85%. Thái Lan có các kinh tế đặc biệt cho công nghiệp quốc phòng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thái Lan không chỉ định công nghệ, vị trí khu công nghiệ nhưng rõ ràng đất nước có ý định tự sản xuất vũ khí trên đất nước mình.

Việc chuyển giao công nghệ còn thể hiện sự thất bại việc tự phát triển công nghệ trong nước. Tháng 3 năm nay Ấn Độ thành lập liên danh sản xuất súng trường tấn công AK203 với Nga sau sự thất bại của việc phát triển súng INSAS của Ấn Độ.

 

OKI thành lập nhà máy linh kiện ATM tại Việt Nam

OKI sẽ mở nhà máy sản xuất linh kiện máy rút tiền tự động ATM tại khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng vào tháng 10 năm 2019. Tên nhà máy là OKI VIET NAM COMPANY LIMITED với ban đầu có 100 công nhân sau sẽ tăng lên 500 công nhân, chuyên sản xuất  linh kiện và lắp ráp máy ATM cho thị trường Nhật Bản. 

OKI có nhà máy tại Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Việc đầu tư nhà máy vào Việt Nam thể hiện sự cam kết của hãng với thị trường.

 

Chuyên mục phụ