Tin tức

Tin tức

Thị trường khí công nghiệp phát triển ổn định

<

Thị trường khí công nghiệp tại Việt Nam phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 6-7%, quy mô thị trường năm 2018 vào khoảng từ 2500-3400 tỷ đồng. 

Nhiều nhà sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malyasia và Singapore đang đầu tư dây chuyền sản xuất vào Việt Nam cũng như các tập đoàn nhà nước sản xuất thép, dầu khí, phân hoá học thúc đẩy nhu cầu sử dụng khí công nghiệp. Thêm vào đó là một số lĩnh vực mới như linh kiện điện tử, thiết bị điện gia dụng, dược phẩm, thức ăn. Chụp cộng hưởng từ tại các bệnh viện cũng sử dụng khí như ni tơ, argon, các bon dioxit và helium. Sản xuất còn tập trung sâu vào các nhà máy quy mô trung bình cũng yêu cầu lượng lớn khí, vật liệu hàn ....

Khi được phỏng vấn về khó khăn trong kinh doanh khí công nghiệp tại Việt Nam, các doanh nghiệp đều trả lời:

- Sự giải thích về pháp luật và quy định an toàn khí tuỳ thuộc nhân viên chính phủ và thời điểm.

- Bình chứa khí áp suất cao không được đánh dầu bằng màu theo loại khí.

- Không có phương pháp về bảo trì.

Các khó khăn tương tự xuất hiện với việc cấp phép. Các xe chở khí công nghiệp áp suất cao không được đi qua các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Việc tắc nghẽn giao thông thương xuyên cũng cản trở phát triển khí công nghiệp.

Các công ty cung cấp khí công nghiệp lớn nhất gồm: Vietnam Japan Gas (VJG) (liên doanh giữa Taiyo Nippon Sanso và Tomoe Shokai), Air Water Vietnam, Iwatani Vietnam, Tomoe Vietnam,  Messer, Air Liquide và Linde. Trong đó  VJG và Messer chiếm phần lớn thị trường.

Khí công nghiệp có khách hàng lớn ổn định cho lĩnh vực sản xuất sắt thép, điện táng, và công nghiệp hoá chất. Các khách hàng sử dụng chính gồm: Hoa Phat, Pomina, TISCO, thép POSCO và Vina Kyoei, Nghi Son, ASP, LSP, Long Sơn. Hoà Phát chuẩn bị thêm lò cao mới tại miền Trung, còn ASP sẽ mở rộng dây chuyền sản xuất.

Nhu cầu khí argon và các bon đioxit cũng tăng trưởng đều. Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sử dụng rất nhiều khí argon. Tuy nhiên việc gia tăng các quy định về an toàn môi trường dẫn đến sự hạn chế sử dụng chất khí này.

Khí CO2 lỏng được các nhà máy sản xuất phân bón sử dụng chủ yếu. Nhu cầu tăng cao nhưng khi nguồn phân bón nhập khẩu gia tăng thì nhu cầu khí CO2 cho sản xuất bị chậm lại. Do công nghiệp hoá dầu chưa phát triển nên nguồn cung khí Co2 và Hydro tại Việt Nam rất hạn chế, chỉ có ở một số nhà máy lớn.

 

Máy bay không người lái trong chiến lược quân sự Trung Quốc

<

Theo SCMP

Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc đang tiến nhanh trong việc áp dụng máy bay không người lái và robotic quân sự. Lực lượng có một loạt thiết bị bay không người lái sử dụng trong lục quân, hải quân, không quân và tên lửa chiến lược. Danh sách bao gồm:

Lục quân 

ANS series

Lục quân sử dụng các máy bay không người lái cỡ nhỏ, cấp chiến thuật dùng cho trinh sát trận địa và chỉ định pháo bắn để tăng cường độ chính xác. Dòng sản phẩm do Xian Aisheng Technology Group sản xuất. Bao gồm máy bay không người lái cánh cố định theo thiết kế thông thường với cánh ở giữa thân dùng hỗ trợ pháo binh.

Hải quân

BZK-005 (Changying)
Hải quân dùng cả UV cỡ nhỏ chiến thuật và một số hạn chế UAV trinh sát tinh vi bay ở độ cao trung bình và hoạt động lâu dài. Các mẫu này tương đương mẫu Global Hawk của Mỹ với tầm hoạt động 2200 km và tối đa 40 giờ. Mẫu này hoạt đông tại biển Hoa Đông từ năm 2013 và triển khai tại đảo Phú Lâm Hoàng Sa trên vùng biển tranh chấp.

 

ASN-209 ( Silver Eagle)

Mẫu máy bay không người lái độ cao trung bình, thời gian hoạt động trung bình này hoạt động từ năm 2011 hỗ trợ thông tin liên lạc tầm xa và tác chiến điện tử. Với tầm bay 20 km và thời gian hoạt động 10 giờ, UAV dùng hỗ trợ thông tin liên lạc vệ tinh trong trường hợp vệ tinh bị bắn hạn bởi đối phương, dẫn đường cho tên lửa. 

 

Không quân

GJ-1 ( Gongji)

Mẫu máy bay độ cao trung bình, hoạt động lâu Gongji là phiên bản trang bị vũ khí của Pterodactyl. Tầm hoạt động 4000 km và tối đa 20 giờ. Tương tự như mẫu Predator của Mỹ, UAV này mang được 10 loại vũ khí khác nhau. Bao gồm: tên lửa không đối đất, hoả tiễn chính xác và bom định vị chính xác. Nó được trang bị máy quay xoay chuyển, cảm biến hồng ngoại và cảm biến quang học, chỉ điểm laser và có khả năng dẫn hướng tên lửa chống tăng cũng như chỉ thị mục tiêu cho máy bay và vũ khí mặt đất. Nó nổi tiếng với sự kết hợp khả năng trinh sát và tấn công, nhưng cũng có thể dùng cho chiến tranh điện tử, dẫn hướng mục tiêu hay như tên lửa chống bức xạ.

WZ-9 (Soaring Dragon)

Không quân sử dụng Soaring Dragon từ nhiều năm nay. Đây là máy bay không người lái tầm cao hoạt động lâu với tầm hoạt động 7000 km và tối đa 10 giờ. 3 chiếc đã được phát hiện sử dụng tại Đại chiến khu Tây, sân bay Shigatse vùng Tây Tạng vào tháng 8 năm 2017 dùng biên giới Trung Quốc Ấn Độ cao nguyên Doklam. UAV này cũng được triển khai tại Đại quân khu Bắc biên giới Trung Quốc Bắc Triều Tiên, sân bay Yishuntun tỉnh Cát Lâm. Việc bố trí tại các vị trí chiến lược này cho thấy giá trị của loại máy bay này trong hoạt động trinh sát và tình báo.

EA-03

Đây là loại máy bay không người lái tầm cao lớn, hoạt động lâu với tầm hoạt động 7000 km và trong 36 giờ, với hệ thống liên lạc chỉ huy tiên tiến và can thiệp điện từ. Có báo cáo bộ gây nhiễu định vị GPS của nó có tầm phủ 400 km. UAV dùng cho chiến tranh điện tử, trinh sát tầm xa, theo dõi giám sát tàu sân bay Mỹ.  

Lực lượng tên lửa

JWP-02

Với sự tăng cường khả năng trinh sát và thu thập thông tin tình báo chiến thuật, máy bay không người lái này được chuyển giao cho lực lượng tên lửa từ năm 2013. Nó được dùng để điều chỉnh bắn và đánh giá thiệt hại, cũng như hỗ trợ khả năng bắn chính xác tầm xa.

ANS

Cũng như lục quân, lực lượng tên lửa dùng dòng máy bay không người lái ANS chủ yếu cho giám sát và trinh sát chiến trường. Máy bay này dùng định vị điều chỉnh toạ độ cho tên lửa, giàn rocket, pháo binh cấp chiến thuật và tác chiến.

 

 

 

 

Hội thảo điện gió 2019 - Vietnam Wind power 2019

Ngày 11-12/6/2019 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Thúc đẩy hỗ trợ tài chính cho điện gió Việt Nam”. Hội thảo do diễn giả Ashish Sethia, trưởng bộ phận phân tích và tư vấn Châu Á Thái Bình Dương, Bloomberg New Energy Finance trình bày, nằm trong hội thảo “Năng lượng gió Việt Nam - Vietnam Wind Power” lần 2 do Global Wind Energy Council hợp tác với  GIZ, đại sứ quán Đan Mạch, Ai len tổ chức.

Việt Nam là thị trường sôi động năng lượng gió  với sự phát triển các dự án trên bờ và ngoài khơi. Điện gió ngày càng đóng góp quan trọng cho các ngành công nghệ cao do tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện, đảm bảo giá điện ổn định, sử dụng năng lượng sạch. Năng lượng gió cấp điện ổn định, không gây chênh lệch phát tải cho lưới điện và phải xử lý vật liệu sau sử dụng. Tuy nhiên năng lượng gió yêu cầu vốn đầu tư lớn, thực hiện dự án dài, khó khăn khi ký hợp đồng mua bán điện ... gây cản trở đầu tư. Việt Nam đã có 327 MW điện gió được lắp đặt và theo báo cáo của Global Wind Energy Council sẽ có tới 1GW điện gió được triển khai đến năm 2021. Công ty Enterprize Energy có trụ sở tại Singapore liên doanh cùng nhà sản xuất tua bin gió OEM MHI Vestas, tập đoàn công nghệ DNV GL, Renewable Energy Global Solutions và tập đoàn dầu khí PetroVietnam đã được Chính phủ chấp thuận khảo sát dự án phát điện ngoài khơi kê gà, 20-50 km ngoài khơi Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu với công suất 3.4 GW mức đầu tư 12 tỷ đô la. Giai đoạn 1 dự án có công suất 600 MW sẽ phát điện thương mại vào 2022, toàn bộ dự án vào năm 2026. Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) hồi đầu năm nay đã đánh giá tiềm năng kỹ thuật của Việt Nam cho điện gió ngoài khơi cố định và nổi ở mức 309GW.

Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia làm rõ những thách thức hiện tại của việc tài trợ cho các dự án gió ở Việt Nam, giải thích rủi ro và giảm thiểu hồ sơ vay vốn dự án.  Các chuyên gia châu Âu, Đan Mạch, Ai len chia sẻ công nghệ mới nhất về phát điện xanh sạch cho môi trường.

Chuyên mục phụ