Tin tức

Tin Công nghệ

Fujitsu thử nghiệm IT cho giám sát và xem giá nông nghiệp

Một nhóm kỹ sư Nhật Bản từ hãng Fujitsu đang thử nghiệm công nghệ giám sát từ xa để giúp nông dân Việt Nam nâng cao năng suất cây trồng và theo dõi giá cả hàng hóa.

Thử nghiệm sẽ bắt đầu từ tháng này. Nhóm thử nghiệm sẽ lắp đặt vài chục bộ cảm biến trên một trang trại 1.000 mét vuông ở tỉnh Nam đ theo dõi điều kiện thời tiết, đất đai tốc độ phát triển theo thời gian thực. Fujitsu sẽ lắp đặt hệ thống, trong khi Aeon Agri Create sẽ phân tích dữ liệu từ Nhật Bản để cung cấp hướng dẫn cho nông dân Việt Nam. Aeon Agri Create, một công ty con của tập đoàn bán lẻ Aeon, vận hành 19 trang trại ở Nhật Bản. Nhóm nghiên cứu cũng bao gồm các chuyên gia từ JICA và tỉnh Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ  địa phương cũng làm việc với nhóm chuyen gia để tạo cơ sở dữ liệu của giá cả hàng hóa nông sản tại thị trường địa phương. Nông dân có thể theo dõi các giá cả hàng ngày bằng sử dụng điện thoại thông minh.

Mạng lưới phân phối sản phẩm phức tạp tại Việt Nam, trong đó bao gồm nhiều lớp trung gian, làm nông dân khó khăn trong việc biết giá nông sản cũng như nhu cầu người tiêu dùng cấp độ bán lẻ. Có thêm thông tin về thị trường sẽ giúp người dân trồng các loại cây có lợi hơn.

Nông dân chiếm 47% dân số của Việt Nam, tạo ra một phần năm tổng sản phẩm trong nước trong năm 2014. Nông dân Việt Nam thu nhập trung bình khoảng 70 đô la một tháng, ít hơn một nửa thu nhập khoảng trung bình 155 đô la của người lao động thành phố. Năng suất nông nghiệp thấp là nguyên nhân của vấn đề.

 

SMBC, Hitachi hợp tác với Bưu điện Việt Nam đưa ra dịch vụ thanh toán trả trước

Sumitomo Mitsui Banking Corp và Hitachi lên kế hoạch cung cấp dịch vụ trả trước tại Việt Nam hợp tác với các công ty bưu chính. Ứng dụng bao gồm mua sắm trực tuyến, chuyển tiền qua điện thoại di động. Các đối tác Nhật Bản sẽ thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Sumitomo Mitsui Financial Group và Hitachi đã ký một bản ghi nhớ với Bưu điện Việt Nam để bắt đầu nghiên cứu thị trường trong tháng mười một. Các nghiên cứu do Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản hỗ trợ nhằm xuất khẩu hạ tầng thanh toán.

Bưu chính Việt Nam sẽ vận hành dịch vụ. Hitachi sẽ cung cấp phần mềm, và SMBC sẽ đưa công nghệ quản lý. Các dịch vụ này sẽ được đưa ra thí điểm trong năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dịch vụ này sẽ cho phép người mua hàng trực tuyến trả tiền trước cho đơn đặt hàng được chuyển bởi bưu điện Việt Nam. Hiện nay khoảng 90% đơn đặt hàng như thế này được thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng.

Dịch vụ chuyển tiền di động sẽ nhắm mục tiêu người lao động thành phố gửi tiền cho bố mẹ ở các vùng nông thôn. Người gửi sẽ sử dụng thẻ trả trước nạp tiền vào điện thoại và sau đó gửi tiền cho người nhận, người nhận sẽ nhận tiền mặt tại điểm bưu điện gần nhất.

Nếu dịch vụ phát triển, các công ty sẽ mở rộng đến các thành phố trong năm 2017. Dịch vụ trả trước cũng được lên kế hoạch cho các trạm xăng và tuyến metro đầu tiên của Việt Nam dự kiến vận hành vào năm 2018.

Chỉ khoảng 30% người dân ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng, và thanh toán hầu hết sử dụng tiền mặt. Chính phủ đang đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt để tăng hiệu quả và an ninh.

Singapore đưa vào sử dụng tàu mặt nước không người lái (Unmanned Surface Vehicle) Venus

Hải quân Singapore vừa đưa vào thử nghiệm phiên bản tàu mặt nước không người lái (Unmanned Surface Vehicle - USV) 16 m Venus, dùng cho chức năng hộ tống và chống mìn. Hình ảnh phiên bản thiết bị tàu mặt nước không người lái USV này lần đầu tiên xuất hiện trên facebook ngày 1 tháng 11.

Thông số kỹ thuật của Venus 16 USV không được tiết lộ, mặc dù theo tạp chí Jane nói tàu có tổng chiều dài 16,5 m và chiều rộng 5 m, lượng dãn nước đầy tải 26 tấn. Được trang bị một hệ thống động cơ đẩy nước phản lực (waterjet propulsion system), tàu đạt tốc độ tối đa 35 kt. Chức năng của mẫu USV này được giữ bí mật nhưng tạp chí Janes cho rằng tàu được sử dụng cho nhiệm vụ chống mìn. Hệ thống sonar phóng và thu hồi được xuất hiện trong các bức ảnh tàu khi đỗ trong vịnh.

"Hải quân của chúng tôi sẽ được tích hợp nhiều hơn công nghệ không người lái như một phần định hướng của lực lượng hải quân của tương lai," phát ngôn viên hải quân tuyên bố. "Tàu không người lái Venus 16  một trong những hệ thống không người lái đang được thử nghiệm để hỗ trợ các hoạt động an ninh hàng hải."

"Venus 16 USV được dùng trong các vai trò khác nhau như tiến hành tuần tra bảo vệ bờ biển, tiến hành quét mìn dưới nước, cải thiện đáng kể hiệu quả nguồn nhân lực và giảm nguy cơ cho các thủy thủi, " phát ngôn viên nói thêm.

Venus được phát triển dưới dạng USV modular khả năng mở rộng bởi Singapore Technologies (ST) Electronics, một công ty con của công ty quốc phòng nhà nước  ST Engineering.Bên cạnh biến thể Venus 16 (16,5 m), công ty cũng đã phát triển biến thể Venus 9 (9,5 m) Venus 11 (11,5 m). ST Engineering cho biết USVs có thể được tích hợp với trạm vũ khí điều khiển từ xa Oto Melara cho vai trò bảo vệ lực lượngThales sonar cho tác chiến chống tàu ngầm (ASW), ThalesThales Towed Synthetic Aperture Sonar (T-SAS) cho chống mìn, ECA’s K-ster làm vô hiệu hóa và phá mìn.