Tin tức

Tin tức

Rapiscan cung cấp máy dò cho ACV

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đã chọn sản phẩm máy dò hãng Rapiscan ITEMISER 5X để trang bị tại các sân bay cho dự án "Đầu tư máy dò chất nổ loại cố định cho các chi nhánh Cảng hàng không trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam".

Samsung Display khánh thành nhà máy OLED 8.6 tại Asan

Samsung Display Vietnam sẽ mở rộng dây chuyền sản xuất màn hình OLED trong 2 tuần tới

Samsung Display sẽ gửi 700 nhân viên từ Trụ sở chính và các đối tác cung cấp sang Việt Nam để mở rộng dây chuyền sản xuất màn hình OLED dẻo trong 2 tuần tới. Dây chuyền sản xuất màn hình này vốn cho các dòng điện thoại cao cấp như S20, màn hình gập Samsung Fold ... vốn được sản xuất tại Hàn Quốc nhưng do ảnh hưởng của virus Corona nên các nhà máy này phải dừng sản xuất, dẫn đến việc Samsung quyết định chuyển dây chuyền này sang Việt Nam.

Hiện tại các modun OLED đang được sản xuất tại Thiên Tân Trung Quốc và Bắc Ninh Việt Nam. Samsung đang đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất modun OLED dẻo (flexiable) tại Việt Nam. Ban đầu việc mở rộng nhà máy sẽ bị chậm hơn tiến độ do chính sách yêu cầu cách ly các nhân viên Samsung 14 ngày không có ngoại lệ của Chính phủ Việt Nam. Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam đã trao đổi với Chính phủ Việt Nam về việc cách ly sẽ gây thiệt hại về kinh tế cho cả Hàn Quốc và Việt Nam.

24/3/2020

Samsung Display ngày 24 quyết định gửi thêm 180 kỹ sư đến nhà máy ở Bắc Ninh qua chuyến bay hãng Asiana Airline hạ cánh sân bay Vân Đồn ngày 28/3. Trước đó 186 kỹ sư của hãng đã đến Việt Nam ngày 13/3.

LG cũng gửi 250 nhân viên LG Display, LG Electronics, LG Innotek đến Việt Nam ngày 30 để vận hành nhà máy.

10/4/2020

Finetech tuyên bố họ đã ký hợp đồng cung cấp dây chuyền sản xuất màn hình OLED với Samsung Display Vietnam. Trị giá hợp đồng vào khoảng 4.8 tỷ won (3.9 triệu đô la) và thực hiện từ 8/4/2020 đến 30/9/2020.

23/9/2024 Samsung Display xây dựng thêm nhà máy OLED tại Yên Phong, Bắc Ninh

Samsung Display khánh thành nhà máy OLED 8.6 Asan

Samsung Display khánh thành nhà máy OLED 8.6 tại Asan

23/9 Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Bắc Ninh và Samsung Display đã ký kết bản ghi nhớ đầu tư nhà máy OLED thế hệ 8.6 mới vào KCN Yên Phong 2, vốn đầu tư 1.8 tỷ đô la. Nhà máy sẽ chịu trách nhiệm xử lý hậu kỳ 10 triệu tấm nền OLED bằng cách gắn modun vào tấm nền sản xuất tại nhà máy Asan của Samsung Display. Khi dây chuyền hoàn thành vào năm 2026, năng suất sản xuất sẽ tăng lên và giá thành sản phẩm OLED của Samsung sẽ hạ đáng kể.  Samsung đã bán hết mảng sản xuất LCD và tập trung vào sản phẩm OLED trước sự cạnh tranh của nhà sản xuất Trung Quốc. Samsung Electronics có kế hoạch xây dựng Việt Nam thành cơ sở lắp ráp modun OLED lớn nhất thế giới.

 
 

Khởi công chuỗi dự án Lô B- Ô Môn

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), cổ đông lớn nhất của PetroVietnam Gas, đã khởi công chuỗi dự án khí đốt Lô B - Ô Môn tại Tỉnh Kiên Giang. Dự án bao gồm mỏ khí Lô B và đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, được đầu tư bởi đối tác Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan dự kiến đi vào hoạt động quý II năm 2020 và đóng góp ngân sách 19 tỷ đô la trong 20 năm hoạt động.

Dự án mỏ khí Lô B có mức đầu tư 6.8 tỷ đô la với tỷ lệ góp vốn PVN (42,9%), PVEP (26,8%), Công ty Nhật Bản Mitsui Oil Exploration (22,5%), Công ty Thái Lan PTT Exploration & Production (7,7%). Dự án bao gồm giàn công nghệ trung tâm, 46 giàn khai thác, 01 giàn nhà ở nhân viên, 01 bể nước ngưng và 750 giếng khoan.  PVN dự kiến khai thác từ Lô B 107 tỷ mét khối khí đốt và hơn 12 triệu thùng dầu. 5 tỷ mét khối khí đốt sẽ được vận chuyển lên bờ mỗi năm trong vòng 20 năm kể từ năm 2020 để vận hành nhà máy điện ở Kiên Giang và thành phố Cần Thơ, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng ở phần phía nam của đất nước, theo Giám đốc điều hành PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn.

Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn có mức đầu tư 1,2 tỷ USD, do các công ty PVN, PV GAS, MOECO và PTTEP đầu tư. Nó có công suất 20,3 triệu mét khối và dài hơn 400 km, trong đó có 290 km ngoài khơi. Đường ống dẫn cung cấp khí đốt cho nhà máy điện chạy khí tại đồng bằng sông Cửu Long. Gas cung cấp bởi PV Gas hiện đang chiếm khoảng 35% tổng sản lượng điện quốc gia.

Năm ngoái, PVN đã mua lại tất cả cổ phần công ty Chevron tại Việt Nam, bao gồm cả tài sản Lô B, Lô 48/95 và Lô 52/97, trong vùng biển ở phía tây nam Việt Nam. Dự án Lô B-Ô Môn được coi là dự án quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở miền Nam. Tổng mức đầu tư ước đạt trên 10 tỷ đô la.

27/03/2020 Đầu thầu Mua sắm, thi công, lắp đặt và tiền chạy thử đường ống biển (PC) dự án "Đường ống dẫn khí Lô B Ô Môn"

Ngày 27/3/2020 Công ty điều hành đường ống Tây Nam (SWPOC) đã phát hành hồ sơ mời thầu Mua sắm, thi công, lắp đặt và tiền chạy thử đường ống biển (PC) dự án "Đường ống dẫn khí Lô B Ô Môn". Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi quốc tế. Thời điểm đóng thầu: 17/08/2020.

Trước đó công ty đã phát hành gói thầu "Thiết kế chi tiết cho toàn bộ dự án, mua sắm, thi công lắp đặt tuyến ống bờ, các trạm và chạy thử cho toàn bộ dự án (EPC)". Bao gồm: - Khảo sát phục vụ thiết kế chi tiết và thiết kế chi tiết cho toàn bộ tuyến ống biển, bờ và các trạm. - Mua sắm và cung cấp vật tư thiết bị - chế tạo - thi công xây dựng lắp đặt cho toàn bộ đường ống bờ và các trạm. - Thực hiện một phần quá trình tiền chạy thử cho đường ống biển (sau khi PC biển hoàn thành công tác thử thủy lực – Hydrotest ) bao gồm đoạn tuyến ống biển và đoạn tuyến ống từ hệ thống phóng thoi trên giàn CPP đến SSIV; thực hiện tiền chạy thử cho đường ống bờ và các trạm. - Thực hiện công tác chạy thử cho toàn bộ công trình và bàn giao công trình.

 

22/5/2020

Ngày 22/5/2020 Chính phủ họp, trong đó đề cập giải quyết các vướng mắc của dự án Ô Môn Lô B. Bao gồm: Vướng mắc nhà đầu tư trong liên danh và SWPOC về: khối lượng bao tiêu sản phẩm của EVN để đảm bảo lợi nhuận PQPOC và SWPOC, kết thúc đàm phán hợp đồng mua bán khí, thống nhất giá bán điện giữa EVN và PVN với nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1, Ô Môn 3, Ô Môn 4.

Quyết định đầu tư FID.

Điều chỉnh hợp đồng EPCIC với giàn CPP, Hợp đồng EPC cho các đoạn đường ống ngoài khơi và trên bờ sẽ triển khai song song tiến độ khâu thượng nguồn.

Dự án Ô Môn 3 đồng bộ khâu thượng nguồn và trung nguồn.

8/7/2024 JBIC tài trợ cho Mitsui Oil Exploration

JBIC thông báo đã đồng tài trợ cho Mitsui Oil Exploration trong khoản đầu tư dự án Ô Môn lô B. JBIC sẽ tài trợ 415 triệu đô la trong tổng số 832 triệu đô la, phần còn lại sẽ do các tổ chức tư nhân tài trợ.

16/9/2024 Liên danh PTSC McDermott trúng thầu EPCI  Lô B Ô Môn

Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc đã trao hợp đồng EPCI  (Thiết kế, chế tạo, xây dựng và lắp đặt) dự án Ô Môn Lô B cho liên danh nhà thầu Mỹ Mc Dermott và PTSC. Giá trị hợp đồng khoảng 1.1 tỷ đô la. 

21/9/2024 PVN mời thầu EPC nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV

Ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Sông Hậu 1 đã ra thông báo mời thầu EPC nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV.
Tên gói thầu: OM4-EPC-HHO-06: Thiết kế, mua sắm, xây dựng lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu NMNĐ Ô Môn IV.
Hình thức: Đấu thầu quốc tế.
Thời hạn thực hiện: 34 tháng.
 
 

Chuyên mục phụ