Tin tức

Tin tức

NHPT tiếp tục cho vay 2.500 tỷ đồng thực hiện 02 Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Nhiệt điện Duyên Hải 1

Ngày 07/1/2013, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ký kết hợp đồng tín dụng Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Nhiệt điện Duyên Hải 1 bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Nhiệt điện Duyên Hải 1 có tổng công suất 2.400 MW với tổng mức đầu tư của cả 2 dự án là 52.722 tỷ đồng có mục tiêu cung cấp điện cho hệ thống điện miền Nam và hệ thống điện Quốc gia, đáp ứng chương trình phát triển nguồn điện trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015.

Theo hợp đồng tín dụng này, NHPT cho EVN vay với số vốn 2.500 tỷ đồng. Trước đó, ngày 24/02/2012, NHPT và EVN ký Hợp đồng tín dụng với số vốn vay 5.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn NHPT cho EVN vay đầu tư đối với 02 dự án này là 7.500 tỷ đồng.

 Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của ngành điện đối với việc phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân, tạo tiền đề cho các lĩnh vực sản xuất và đời sống, NHPT đã rất chú trọng hỗ trợ đầu tư nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành điện (của cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư phát triển điện năng cho nền kinh tế). Các dự án thuộc ngành điện chiếm 39% trên tổng dư nợ vay tín dụng đầu tư tại NHPT, trong đó 45,6% là các dự  án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư.

Tính đến hết ngày 31/12/2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trên 80 dự án nguồn điện và lưới điện vay vốn tín dụng đầu tư tại NHPT với số vốn đã ký là 36.902 tỷ đồng, số vốn đã giải ngân gần 30.000 tỷ đồng, dư nợ vay hơn 19.000 tỷ đồng, trong đó có một số công trình, dự án là các công trình trọng điểm quốc gia như công trình dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La, Nhà máy Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Huội Quảng, Thủy điện Bản Chát...

Facebook thêm tính năng tin nhắn giọng nói vào ứng dụng nhắn tin

Facebook đã thêm khả năng gửi tin nhắn bằng giọng nói vào ứng dụng nhắn tin messenger cho iOS Android vào hôm thứ năm.

Để gửi một tin nhắn bằng giọng nói, hãy nhấp vào nút + bên cạnh tin nhắn thông thường trong ứng dụng messenger. Sau đó chọn Record, ghi lại đoạn nói chuyện. Kết thúc Record, tin nhắn bằng giọng nói của bạn sẽ được gửi đến người nhận.

Cùng với chức năng này, Facebook cũng đã bắt đầu thử nghiệm chức năng VoIP ở Canada. Người sử dụng iPhone tại đây có thể thử tính năng này bằng cách nhấp vào nút "I" ở góc trên bên phải của một cuộc trò chuyện với một người mà họ muốn gọi, và sau đó dùng cuộc gọi miễn phí.

Messenger là một trong một số các ứng dụng độc lập được phát triển bởi Facebook. Công ty thường sử dụng các ứng dụng để kiểm tra các tính năng mới với người sử dụng quan trọng trước khi quyết định phổ cập tính năng mới vào ứng dụng Facebook rộng rãi cho mạng xã hội truyền thống.

 

Trung Quốc chuẩn bị tiến tới "chiến tranh thông tin"

(Tiếng nói nước Nga) Hệ thống định vị "Bắc Đẩu" của Trung Quốc không chỉ có tính năng dân sự, mà còn có ứng dụng quân sự. Đó là thừa nhận của ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự của BCH Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông này đã thị sát kiểm tra trạm định vị vệ tinh dẫn đường chính của quân đội Trung Quốc hôm 28 tháng 12. Tức là, một ngày sau khi Bắc Kinh đề xuất cung cấp dịch vụ dẫn đường hàng hải của mình cho các nước châu Á.

Tướng Phạm Trường Long nhận định rằng “Bắc Đẩu” là cơ sở dành cho nhiều hệ thống thông tin. Theo lời ông này, hệ thống được sử dụng, "cả trong mục đích quân sự và dân dụng", có lợi cho đất nước, quân đội và nhân dân, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh và chủ quyền của Trung Quốc. Còn giới chuyên viên thì lưu ý rằng hệ thống định vị “Bắc Đẩu” sẽ làm Bắc Kinh tốn phí chừng 25 tỷ dollar.

Tuyên bố của vị quan chức cấp cao Trung Quốc về thành phần quân sự nặng ký của "Bắc Đẩu” không phải là phát kiến mới mẻ. Chuyên viên Nga Yakov Berger từ Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nêu nhận xét như sau: “Hoàn toàn rõ ràng rằng bất kỳ hệ thống định vị nào trong công tác quân sự được đảm bảo tốt nhất với sự hỗ trợ của vệ tinh. Chiến tranh thông tin hiện đại chỉ đơn giản là không thể thiếu việc sử dụng các vệ tinh dẫn đường cho phương tiện sát thương và các kỹ thuật cơ động. Cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Trung Đông đã cho thấy điều đó. Trung Quốc hiển nhiên đang chuẩn bị tiến tới loại chiến tranh như vậy. Cách đây chưa lâu, trong chuyến thăm Quân khu Quảng Châu ở nam Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã nói dứt khoát rằng quân đội cần sẵn sàng cho chiến tranh hiện đại. Rõ ràng là hệ thống định vị với hỗ trợ của vệ tinh đóng vai trò rất t lớn chính trong cuộc chiến hiện đại”.

Chuyên viên Berger không đánh giá chính xác mức sẵn sàng của Trung Quốc để tới chiến tranh thông tin. Tuy nhiên, ông cho rằng chuẩn bị chiến tranh thông tin là một trong những mục ưu tiên trong chiến lược quân sự Trung Quốc.

“Xét theo cách họ đã đạt thành công to lớn trong việc đưa tàu vũ trụ có người lái đàn lên không gian, phóng vệ tinh quay xung quanh Mặt trăng, thì hoàn toàn rõ rằng Trung Quốc đang tiến bước rất nhanh chóng. Trên thực tế hầu như không có thông tin về bất kỳ thất bại nào trong lĩnh vực này. Liệu họ đã đạt đến trình độ như người Mỹ hay chăng? Khó có câu trả lời chính xác, nhưng có lẽ là chưa. Nhưng mặt khác có thực tế không cần nghi ngờ là Trung Quốc đang xích gần đến trình độ này”.

Chuyên viên Yakov Berger đồng ý với quan điểm của nhiều đồng nghiệp, rằng hệ thống "Bắc Đẩu" có thể được sử dụng như là thành tố vô hiệu hóa tên lửa của đối phương tiềm năng.

“Trung Quốc đang phát triển chương trình không gian toàn diện. Họ phóng tên lửa có thể triệt hạ các tên lửa nước ngoài. Có những phương tiện đặc biệt cả để tạo ra tiếng ồn cả để chặn chuyển giao thông tin. Đương nhiên, như chúng ta biết, họ cũng đã tung ra những virus đặc biệt để ngăn cản phòng thủ tích cực. Bây giờ tất cả những thứ đó là bộ phận của cuộc chiến tranh thông tin này”.

Các chuyên viên phân tích quân sự chỉ ra một thực tế là hiện tại những hệ thống thông tin và hệ thông liên lạc của hàng loạt quân đội trên thế giới đang sử dụng hệ thống định vị GPS Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ có khả năng vào bất kỳ thời điểm nào ngắt mạch hoạt động của toàn bộ hoặc một phần hệ thống dẫn hướng-định vị. Dưới góc độ đó, hệ thống "Bắc Đẩu" Trung Quốc có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của GPS Mỹ.

Chuyên mục phụ