Tin tức

Tin Công nghệ

Hàng không sử dụng RFID dò tìm hành ký

<

Hãng hàng không Pháp AirFrance và nhân viên cảng hàng không bắt đầu áp dụng RFID trong công tác quản lý hành lý tại sân bay Charles de Gaulle (CDG) từ năm 2020. Dự án đang được triển khai tại nhà ga và hệ thống phân loại hành lý. Khoảng 8 triệu túi hành lý sẽ được gắn thẻ RFID để theo dõi sau khi gửi từ năm 2020. Mục tiêu làm giảm thời gian chờ, chuyển trung gian cho hành khác.

AirFrance không phải là hãng đầu tiên sử dụng RFID cho dò tìm hành lý. Trước đó Delta Air Lines đã đầu tư sử dụng RFID cho dò tìm hành lý từ năm 2016. Khoản đầu tư đó đã chứng tỏ đươc hiệu quả: hành lý không bị chuyển nhầm và thất lạc, hành khách hài lòng hơn với dịch vụ, chi phí bồi thường do chậm và muộn giảm mạnh. 

Hiệu quả đầu tư của Delta dẫn đến việc năm 2018, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association IATA) đã đưa ra khuyến nghị IATA Resolution 753 mục tiêu 80% hành lý sẽ sử dụng thẻ RFID đến năm 2020. Tại đại hội thường niêm IATA 2019 đã nhất trí quan điểm này từ tất cả các thành viên.

IATA đưa ra danh sách 74 sân bay cần áp dụng công nghệ RFID để thẻ RFID hành lý có thể sử dụng trên toàn cầu. Rất may mắn là việc này chỉ yêu cầu nâng cấp hệ thống phân loại hành lý mà không cần phải thay mới. IATA lưu ý thẻ RFID làm tăng 10-20% độ chính xác cho hệ thống phân loại hành lý.

Danh sách 18 đối tác chiến lược triển khai RFID dò tìm hành lý của IATA: ARINC (Rockwell Collin), Avery Dennison, SITA, Toyo Kanetsu Toyo Kanetsu Solutions K.K., Vanguard ID Systems, Zafire, Amadeus IT Group SA, Brock Solutions Inc, ... 

 

Vinaphone chọn giải pháp hạ tầng khoá công khai IDEMIA

<

Vinaphone đã chọn IDEMIA là nhà cung cấp giải pháp hạ tầng khoá công khai di động (Mobile Public Key Infrastructure). Với công nghệ của IDEMIA, Vinaphone là nhà cung cấp dịch vụ di động đầu tiên cung cấp dịch vụ chữ ký số và xác thực ID bảo mật. Sự hợp tác giữa hai bên sẽ thúc đẩy sự phát triển dịch vụ ID số di động giúp khách hàng Vinaphone thuận tiện và an toàn hơn khi sử dụng các dịch vụ Chính phủ điện tử, giao thông thông minh, ngân hàng và mua bán trực tuyến. Nó cũng thúc đẩy việc sử dụng mobile eService tại Việt Nam.

IDEMIA cung cấp cho nhà cung cấp dịch vụ di động giải pháp ID số sử dụng bảo mật online. Giải pháp bảo mật của công ty hỗ trợ cả Mobile PKI và GSMA Mobile Connect, giúp  Vinaphone triển khai các dịch vụ Mobile Connect cho khách hàng.

Năm 2018, IDEMIA và Tổng công ty thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cũng đã thử nghiệm trong 3 tháng thanh toán di động WISE HCE (Host Card Emulation) SDK Mobile Payment Engine với các ứng dụng, chíp thẻ của NAPAS. WISE là thanh toán không tiếp xúc cho mạng lưới thanh toán trong nước, các máy ATM. Nó hỗ trợ thanh toán cho giao thông công cộng, thanh toán không dùng tiền mặt (như vé xu buýt, hội viên thân thiết, thẻ khách hàng ...).

Máy bay không người lái trong chiến lược quân sự Trung Quốc

<

Theo SCMP

Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc đang tiến nhanh trong việc áp dụng máy bay không người lái và robotic quân sự. Lực lượng có một loạt thiết bị bay không người lái sử dụng trong lục quân, hải quân, không quân và tên lửa chiến lược. Danh sách bao gồm:

Lục quân 

ANS series

Lục quân sử dụng các máy bay không người lái cỡ nhỏ, cấp chiến thuật dùng cho trinh sát trận địa và chỉ định pháo bắn để tăng cường độ chính xác. Dòng sản phẩm do Xian Aisheng Technology Group sản xuất. Bao gồm máy bay không người lái cánh cố định theo thiết kế thông thường với cánh ở giữa thân dùng hỗ trợ pháo binh.

Hải quân

BZK-005 (Changying)
Hải quân dùng cả UV cỡ nhỏ chiến thuật và một số hạn chế UAV trinh sát tinh vi bay ở độ cao trung bình và hoạt động lâu dài. Các mẫu này tương đương mẫu Global Hawk của Mỹ với tầm hoạt động 2200 km và tối đa 40 giờ. Mẫu này hoạt đông tại biển Hoa Đông từ năm 2013 và triển khai tại đảo Phú Lâm Hoàng Sa trên vùng biển tranh chấp.

 

ASN-209 ( Silver Eagle)

Mẫu máy bay không người lái độ cao trung bình, thời gian hoạt động trung bình này hoạt động từ năm 2011 hỗ trợ thông tin liên lạc tầm xa và tác chiến điện tử. Với tầm bay 20 km và thời gian hoạt động 10 giờ, UAV dùng hỗ trợ thông tin liên lạc vệ tinh trong trường hợp vệ tinh bị bắn hạn bởi đối phương, dẫn đường cho tên lửa. 

 

Không quân

GJ-1 ( Gongji)

Mẫu máy bay độ cao trung bình, hoạt động lâu Gongji là phiên bản trang bị vũ khí của Pterodactyl. Tầm hoạt động 4000 km và tối đa 20 giờ. Tương tự như mẫu Predator của Mỹ, UAV này mang được 10 loại vũ khí khác nhau. Bao gồm: tên lửa không đối đất, hoả tiễn chính xác và bom định vị chính xác. Nó được trang bị máy quay xoay chuyển, cảm biến hồng ngoại và cảm biến quang học, chỉ điểm laser và có khả năng dẫn hướng tên lửa chống tăng cũng như chỉ thị mục tiêu cho máy bay và vũ khí mặt đất. Nó nổi tiếng với sự kết hợp khả năng trinh sát và tấn công, nhưng cũng có thể dùng cho chiến tranh điện tử, dẫn hướng mục tiêu hay như tên lửa chống bức xạ.

WZ-9 (Soaring Dragon)

Không quân sử dụng Soaring Dragon từ nhiều năm nay. Đây là máy bay không người lái tầm cao hoạt động lâu với tầm hoạt động 7000 km và tối đa 10 giờ. 3 chiếc đã được phát hiện sử dụng tại Đại chiến khu Tây, sân bay Shigatse vùng Tây Tạng vào tháng 8 năm 2017 dùng biên giới Trung Quốc Ấn Độ cao nguyên Doklam. UAV này cũng được triển khai tại Đại quân khu Bắc biên giới Trung Quốc Bắc Triều Tiên, sân bay Yishuntun tỉnh Cát Lâm. Việc bố trí tại các vị trí chiến lược này cho thấy giá trị của loại máy bay này trong hoạt động trinh sát và tình báo.

EA-03

Đây là loại máy bay không người lái tầm cao lớn, hoạt động lâu với tầm hoạt động 7000 km và trong 36 giờ, với hệ thống liên lạc chỉ huy tiên tiến và can thiệp điện từ. Có báo cáo bộ gây nhiễu định vị GPS của nó có tầm phủ 400 km. UAV dùng cho chiến tranh điện tử, trinh sát tầm xa, theo dõi giám sát tàu sân bay Mỹ.  

Lực lượng tên lửa

JWP-02

Với sự tăng cường khả năng trinh sát và thu thập thông tin tình báo chiến thuật, máy bay không người lái này được chuyển giao cho lực lượng tên lửa từ năm 2013. Nó được dùng để điều chỉnh bắn và đánh giá thiệt hại, cũng như hỗ trợ khả năng bắn chính xác tầm xa.

ANS

Cũng như lục quân, lực lượng tên lửa dùng dòng máy bay không người lái ANS chủ yếu cho giám sát và trinh sát chiến trường. Máy bay này dùng định vị điều chỉnh toạ độ cho tên lửa, giàn rocket, pháo binh cấp chiến thuật và tác chiến.