Tin tức

Tin tức

Cốc cốc - công cụ tìm kiếm mới dành cho Việt Nam đây!

Ở Việt Nam vừa xuất hiện một công cụ tìm kiếm Internet mới do các chuyên gia IT Nga lập ra. Công cụ tìm kiếm mới được gọi là coccoc.com. 15 triệu USD và hai năm làm việc chăm chỉ của tập thể Nga-Việt Nam đã nhanh chóng mang lại thành công, tác giả công cụ tìm kiếm mới, giám đốc điều hành công ty IT "Nigma" Victor Lavrenko khẳng định. Đây là công cụ tìm kiếm thứ hai của các lập trình viên Nga - một năm trước đây đã khai trương wada.vn tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nhóm "Cốc cốc" không hề cạnh tranh với các nhà phát triển Wada, họ có kế hoạch tham vọng hơn là làm lung lay sự phổ biến Google tiếng Việt. Ông Victor Lavrenko nói: “Công cụ tìm kiếm Internet hàng đầu ở Việt Nam là Google, nhưng chất lượng không được tốt lắm do một số nguyên nhân khách quan. Google hỗ trợ hơn 100 ngôn ngữ, trong tình hình như vậy sẽ gặp các vấn đề thuật toán. Nếu cải thiện cho ngôn ngữ này thì sẽ làm cho ngôn ngữ khác tồi tệ hơn. Google chủ yếu được thiết kế dành cho nhóm ngôn ngữ Romance và các nhóm ngôn ngữ Đức, nhóm Slavic cũng ít được quan tâm hơn, và các thuật toán phức tạp để hỗ trợ tiếng Việt không phải là một trong những ưu tiên của tập đoàn khổng lồ này. Doanh thu của Google là hơn 40 tỷ $. Rõ ràng, thị trường Việt Nam một nghìn lần nhỏ hơn, và do đó Việt Nam không phải là ưu tiên của họ. Công cụ tìm kiếm của chúng tôi được lập ra cho người dùng Internet Việt Nam với một toán đặc biệt cho tiếng Việt để người truy cập tìm thấy chính xác những gì họ tìm kiếm.”

coccoc.com hy vọng sẽ được các doanh nghiệp nhỏ quan tâm. Quảng cáo màn hình sẽ xuất hiện trên nguyên tắc địa lý: các trạm xăng, cửa hàng cà phê và các cơ sở khác sẽ được gắn kết dẫn đến địa điểm hoặc mối quan tâm của người sử dụng. Ngoài ra, trong tương lai, công cụ tìm kiếm sẽ có các dịch vụ được thiết kế đặc biệt cho đông đảo người dùng Việt Nam như học sinh phổ thông và sinh viên đại học. Ông Victor Lavrenko nói tiếp:

“Ngoài các truy vấn của người dùng điển hình như tin tức, trò chơi, người Việt Nam thể hiện sự quan tâm rất lớn đến vấn đề giáo dục. Ở Việt Nam, rất nhiều thanh niên - sinh viên, học sinh trung học sử dụng Internet cho công việc học tập. Trong công cụ tìm kiếm "Nigma" ở Nga, chúng tôi sử dụng dịch vụ thông minh - chẳng hạn như khả năng để giải các bài toán và hóa học, giúp kết hợp của các từ bằng tiếng Anh… Tôi nghĩ rằng một thời gian sau, các dịch vụ này sẽ được chúng tôi phát triển tại Việt Nam.”

Công ty "Nigma” hy vọng chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong thị trường Internet tại Việt Nam. Đồng thời, công ty có kế hoạch phát triển ra thị trường các nước khác ở Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Theo ông Lavrenko, đây là khu vực rộng lớn và đầy hứa hẹn.

Tổng công ty truyền tải đầu tư nâng cao hệ thống truyền tải điện

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) cho biết đang có kế hoạch đầu tư 16,9 nghìn tỷ đồng (805 triệu USD) cho hệ thống truyền tải điện trong năm nay, tăng 1,36 lần so với năm trước.

Theo đó, NPT sẽ đưa vào hoạt động 54 đường dây khác nhau, từ 110kV - 500kV khởi động thêm 50 dự án tương tự, đặc biệt khu vực phía Nam. Công ty sẽ triển khai các dự án nâng cao hiệu quả sử dụng khả năng truyền tải của lưới điện trên toàn miền Bắc.
Để tìm kiếm và sử dụng vốn đầu tư cần thiết, NPT sẽ tập trung nỗ lực vào việc nâng cao chất lượng đầu tư, vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác nhau, và rà soát các mô hình hoạt động và quản để đảm bảo chi phí tối thiểu.

Nước Nga chuyển đổi sang DVB-T2

Alexey V. Malinin, Thứ trưởng Bộ Viễn thông & Truyền thông Đại chúng của Liên bang Nga.

Gần một năm trước đây, tháng 9 năm 2011, Nga đã thông qua DVB-T2 như là tiêu chuẩn để xây dựng các mạng lưới phát thanh truyền hình trong cả nước. Trong nhiều năm sóng truyền hình mặt đất vẫn là một trong những nguồn thông tin được xem nhiều nhất cho người dân Nga. Đó là lý do cần phải giữ và nâng cấp tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất.

Việc chuyển đổi sang kỹ thuật số cung cấp cơ hội tuyệt vời về cải thiện chất lượng hình ảnh và âm thanh, cùng với dịch vụ mới. Kể từ năm 2009 khi bắt đầu chương trình quốc gia chuyển đổi DTT, truyền hình kỹ thuật số đã đến nhiều huyện xa xôi của đất nước Nga và ở khắp mọi nơi mọi người đều rất quan tâm đến dịch vụ truyền hình mới này.

Truyền hình kỹ thuật số mặt đất hiện nay bao gồm bốn kênh xã hội và chính trị, cùng tin tức, thể thao, văn hóa và trẻ em. Sau khi chuyển đổi sang DVB-T2 sẽ có thêm kênh khu vực và kênh công cộng.
DVB-T2 được thử nghiệm đầu tiên tại Nga vào tháng 8 năm 2011. Khi đó, chương trình quốc gia chuyển đổi sang DTT đã bắt đầu thực hiện với việc quy hoạch tần số và mạng lưới, đồng thời vài mạng DVB-T đã đưa vào sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng lại các cơ sở hạ tầng hiện có là mục tiêu chính cho việc chuyển đổi sang mạng DVB-T2. Đây là nhiệm vụ khó khăn khi để đảm bảo cung cấp tín hiệu cần lắp đặt hơn 4900 trạm truyền hình.

Mạng DVB-T đang sử dụng có bitrate 22 Mbps, MPEG-4 mã hóa cho phép việc truyền tải 8-9 kênh với băng thông 8 MHz. Đo thực tế tín hiệu DVB-T2 được thực hiện trong một số khu vực của Nga đã chứng minh tăng 50% độ khuếch đại dùng cùng bitrate so với DVB-T. Với cùng kiểu điều chế (64-QAM, FEC 3/4) và phạm vi phủ sóng, DVB-T2 cho tốc độ truyền 33 Mbps. Có nghĩa là khoảng 20-24 kênh miễn phí (free to air) kết hợp vào hai bộ ghép kênh mà không cần tới 3 bộ như kế hoạch ban đầu.

Một kết quả tích cực của cuộc thử nghiệm vùng phủ sóng của máy phát DVB-T2 đã tăng gấp đôi so với DVB-T trong khi vẫn giữ các đặc điểm phát, chế độ nhận, chất lượng video và số lượng các kênh.

DVB-T2 được phát tại Moscow, St Petersburg và Kazan. Dự kiến số lượng người xem được tín hiệu T2 sẽ tăng lên 70% vào cuối năm nay. Dự kiến toàn dân được xem T2 vào năm 2015.

Dịch vụ cho DVB-T2 trong bộ ghép multiplex đầu tiên dành cho hệ thống cảnh báo khẩn cấp các chương trình chính phủ điện tử. Dự án thí điểm tại St Petersburg và Kursk. Dịch vụ HD được dự kiến sẽ được giới thiệu trong multiplex T2 thứ ba.

Kế hoạch sử dụng đặc tính quan trọng nhất của DVB-T2, chế độ Multiple PLP, dùng phát chèn các đài địa phương và khu vực. Có tới 83 khu vực của đất nước được trải dài trong tám khu vực thời gian, theo truyền thống có 5 phiên bản truyền hình quốc gia được tạo ra và phát qua vệ tinh đến số mặt đất. Thông tin địa phương sẽ được chèn vào kênh quốc gia cho mỗi khu vực. Multiple PLP sẽ cải thiện chương trình khu vực, trong khi đồng thời đảm bảo sử dụng hiệu quả hơn băng thông vệ tinh.

Vì bộ thu tín hiệu DVB-T không hỗ trợ tiếp nhận các dịch vụ T2, chuyển đổi sang DVB-T2 sẽ trở thành một nhiệm vụ phức tạp đối với các nước đã dùng DVB-T. Tuy nhiên, Nga lại có cơ hội nhiều vì phát sóng truyền hình mặt đất kỹ thuật số gần như mới bắt đầu. Các mạng DVB-T hiện có sẽ được chuyển đôi sang DVB-T2 vào năm 2013 và rất ít người ở Nga sẽ phải thay thế STB của họ.

DVB-T2 đảm bảo cực kỳ hiệu quả sử dụng phổ tần cho phép truyền tải lên đến 15 kênh SD trong dải 8 MHz. Vì vậy sau khi chuyển sang DTT, sẽ có dư dải phổ tần. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho các dịch vụ băng thông rộng không dây, các nhà khai thác di động mong chờ có được trên băng tần UHF (790-862 MHz). Tuy nhiên, đài truyền hình cũng có kế hoạch cho truyền hình kỹ thuật số để mở rộng dịch vụ của họ và giới thiệu các chương trình HDTV, 3DTV và tương tác. Nhiệm vụ đặt ra là cân bằng giữa phát thanh truyền hình và băng thông rộng không dây kỹ thuật số để cho phép việc đưa ra các công nghệ tiên tiến và dịch vụ sáng tạo.

Tôi tin rằng DVB-T2 sẽ tương lai lâu dài và kinh nghiệm của chúng tôi sẽ được đánh giá cao từ các nước đang có kế hoạch để bắt đầu quá trình chuyển đổi sang DTT cũng như chuyển lên từ DVB-T sang DVB-T2.

 

 

Chuyên mục phụ